Sức Khỏe

3 bài thuốc chữa đau nhức xương khớp từ cỏ xước dễ thực hiện

  • Tham khảo thêm

    9 thực phẩm hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp hậu COVID-19

    9 thực phẩm hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp hậu COVID-19

Lạnh là hàn khí nhiều làm ngưng trệ khí cơ mà gây nên đau nhức. Kinh lạc ứ trệ khiến cho mạch bị bít lại mà không thông thì thống, mà thống là đau, đau nhiều sẽ không làm được các công việc bình thường. Người Việt Nam phần đa mắc các bệnh về xương khớp. Để trị đau nhức xương khớp, có thể dùng cây cỏ xước.

3 bài thuốc chữa đau nhức xương khớp từ cỏ xước  - Ảnh 2.

Thời tiết lạnh giá khiến nhiều người bị đau nhức xương khớp.

1.Tác dụng chữa bệnh của cây cỏ xước

Tên gọi khác: Cỏ xước, ngưu tất nam, cây bách bội, hoài ngưu tất hay cỏ ngưu tịch, thuộc họ rau dền. Cây sống lâu năm, sinh trưởng và phát triển mạnh trong môi trường tự nhiên. Cao trung bình khoảng 1 – 1,5m, cây phân thành nhiều nhánh nhỏ. Lá mọc so le, đối nhau, phiến lá dày, cuống nhỏ. Hoa cỏ xước thường mọc ra từ các kẽ lá thành từng cụm nhỏ. Quả hình trứng hoặc bầu dục.

Bộ phận dùng toàn cây, rễ có công hiệu mạnh nhất.

3 bài thuốc chữa đau nhức xương khớp từ cỏ xước  - Ảnh 3.

Cây cỏ xước giúp giảm đau trong các bệnh xương khớp.

Trong Đông y, đây là vị thuốc lành tính, vị ngọt, đắng nhẹ, có công dụng làm thuốc an thần, thông tiểu, giải nhiệt, tiêu viêm, giảm đau, chữa viêm khớp. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, bệnh gút, viêm gan, thận.

Tác dụng chính của cây cỏ xước là hoạt huyết tiêu viêm, có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, mạnh gân cơ, trừ thấp qua con đường tiểu tiện, do đó cỏ xước có tác dụng chữa sỏi thận, đau lưng do sỏi thận.

2. Các bài thuốc từ cỏ xước

Bài 1: Cỏ xước tươi 50g, râu ngô 30g, bông mã đề 1 nắm (50g), rễ cỏ tranh 30g. Sắc uống trong ngày, ngày uống 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.

Tác dụng của bài thuốc: Chữa viêm tiết niệu, trị chứng đau vùng eo lưng do thấp nhiệt.

Bài 2: Cỏ xước tươi 50g, cây xấu hổ 50g, vỏ cây gạo 30g, lạc tiên 30g, quả ké 30g, đơn gối hạc 50g. Sắc uống trong ngày, ngày uống 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.

Tác dụng của bài thuốc: Chữa đau xương khớp, các khớp sưng nóng đỏ đau, không áp dụng cho bệnh nhân âm hư.

3 bài thuốc chữa đau nhức xương khớp từ cỏ xước  - Ảnh 4.

Râu ngô phối hợp với các vị thuốc trị đau nhức xương khớp.

Bài 3: Cỏ xước 30g, thục địa 16g, bạch truật 13g, bạch thược 12g, bạch linh 10g, phụ tử chế 8g, sinh khương 4g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.

Tác dụng của bài thuốc: Ôn dương, bổ thận, trị tiểu đêm, đau lưng do thận dương hư.

Ngoài dùng các bài thuốc trên theo chỉ dẫn của bác sĩ đông y, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp khác của Y học cổ truyền để làm giảm đau nhức xương khớp như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, thủy châm, cứu ngải… Đồng thời cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày phải đầy đủ chất dinh dưỡng, cân đối và phù hợp với thể trạng, mức độ hoạt động của người bệnh, tập luyện thể chất đều đặn…

Xem thêm video đang được quan tâm:

Sụt cân bất thường có phải do ung thư?

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button