Cây Thuốc Chữa BệnhSức Khỏe

3 bài thuốc trị đau nhức xương từ cây hồi

1. Đặc điểm và công dụng

Cây đại hồi mọc nhiều ở vùng Lạng Sơn, là loại cây gỗ, sống lâu năm, khi trưởng thành cây cao khoảng 6 – 10 mét, phân ra nhiều cành. Cành cây có vỏ nhẵn, dễ bẻ gãy, lúc non có màu xanh lục, về già chuyển sang màu nâu. Lá mọc so le, có phiến dày, cứng, nhẵn bóng, dài khoảng 8 – 12 cm, rộng 3 – 4 cm. 

Hoa mọc riêng lẻ ở dưới nách lá, có cuống to và ngắn. Cây thuộc quả kép, xếp thành hình ngôi sao hoặc bông hoa, quả non có màu xanh lục, quả già có màu nâu hái về phơi khô để làm thuốc hoặc cất tinh dầu. Hồi có 8 cánh to đều nhau (loại 1) màu nâu đỏ gọi là hồi đại hồng (loại tốt nhất)

photo-1670943200394

Cây đại hồi

Theo đông y, đại hồi tên khác là đại hồi hương, bát giác hồi hương có vị cay, tính ấm, mùi thơm, lợi về kinh can, thận, tỳ, vị.

Công dụng:

  • Trừ hàn, khai vị, chống nôn, giảm đau.
  •  Chữa đau bụng do lạnh, đầy bụng, tiêu chảy.
  •  Kích thích tiêu hóa, giúp ngon miệng, dễ tiêu.
  •  Giải độc thực phẩm: ngộ độc cua, cá …
  •  Phòng ngừa và điều trị đau nhức tê thấp, hàn thấp, chân tay lạnh.

2. Bài thuốc giảm đau nhức xương từ đại hồi

2.1. Thuốc bột đại hồi trị đau lưng

Đại hồi (bóc bỏ hạt), ngâm hoặc tẩm với nước muống loãng, để ráo, sao khô, tán bột mịn. Ngày dùng 4-6g với rượu hoặc ước ấm để chiêu thuốc.

photo-1670943202734

Vị thuốc đại hồi

2.2 Trà đại hồi giảm đau khớp 

Đại hồi 6-10g, sắc với nước hoặc hãm với nước sôi trong bình kín, uống thay trà.

2.3 Rượu đại hồi xoa bóp chữa đau nhức xương

Đại hồi 100g, huyết giác 100g, địa liền 100g, quế chi 100g, hoa hồi xễ 100g, lá thông 100g, thiên niên kiện 100g, ấu tầu 50g. Các vị thuốc tán dập ngâm với 5 lít rượu trắng. Đem phơi nắng, mỗi ngày đảo 1 lần, sau 10-15 ngày là dùng được. Không được uống.

Mời bạn xem thêm video:

Sốt xuất huyết – Những sai lầm khiến bệnh chuyển nặng

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button