Cây Thuốc Chữa BệnhSức Khỏe

3 bài thuốc từ râu ngô phòng trị cao huyết áp trong mùa lạnh

1.Công dụng của râu ngô

Theo Đông y: Râu ngô có vị ngọt, tính bình, không độc; vào các kinh can, đởm, thận, bàng quang và tam tiêu. Có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu tiện, bình can (điều hòa chức năng gan), lợi đởm (thông mật, tăng tiết mật). Dùng chữa các chứng bệnh phù thũng, hoàng đản (vàng da), tiểu tiện bất lợi, hiếp thống (đau mạng sườn)…

photo-1671117589889

Râu ngô hạ huyết áp.

Trong y học hiện đại, râu ngô được áp dụng trong điều trị các bệnh: Viêm túi mật, viêm gan với hiện tượng trở ngại bài tiết mật; có thể phối hợp với vitamin K để làm thuốc cầm máu; còn dùng làm thuốc thông tiểu tiện, dùng trong các bệnh về tim, tê thấp, sỏi thận.

2. Cách dùng râu ngô trong phòng trị cao huyết áp

  • 3 loại rau củ phòng chống cao huyết áp, đau đầu trong mùa lạnh

2.1 Thang râu ngô chi tử

Thành phần: Râu ngô 30g, vỏ chuối tiêu 30g, chi tử (dành dành) 9g; sắc nước, để nguội rồi uống, ngày 1 thang.

Tác dụng: Hỗ trợ điều trị cao huyết áp kèm theo chảy máu, thổ huyết.

photo-1671117591336

Chi tử

2.2 Trà râu ngô cúc hoa

Thành phần: Râu ngô 18g, thảo quyết minh tử (hạt muồng ngủ) 9g, cam cúc hoa 6g; dùng nước sôi pha thành trà uống hàng ngày.

Tác dụng: Hỗ trợ điều trị cao huyết áp kèm theo đau đầu, chóng mặt.

2.3 Canh râu ngô thịt trai

Thành phần: Râu ngô tươi 50g, trai bóc bỏ vỏ lấy 120g thịt; thêm nước vào nấu kỹ thành món canh; cách một ngày dùng 1 lần, ăn thịt trai và uống nước canh.

Tác dụng: Dùng cho người cao huyết áp, viêm thận cấp tính, viêm đường tiết niệu, viêm gan vàng da, viêm túi mật, phù nề, đái tháo đường…

Mời bạn xem thêm video:

Những quan điểm sai lầm về chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button