Sức KhỏeThể Thao

7 bài tập thở hỗ trợ giảm đau đầu

1. Nguyên nhân gây đau đầu

BS. Vasavi Attada, chuyên gia y tế tại Ấn Độ, cho biết, nguyên nhân phổ biến của đau đầu bao gồm:

Tình trạng sức khỏe: Chẳng hạn như viêm xoang, nhiễm trùng cổ họng hoặc nhiễm trùng tai… hoặc mắc các bệnh lý như cảm lạnh, cúm, sốt… có thể gây đau đầu.

Căng thẳng: Căng thẳng cảm xúc và/hoặc trầm cảm, uống rượu, bỏ bữa, lạm dụng thuốc, thay đổi thói quen ngủ và căng cổ hoặc lưng do tư thế xấu cũng có thể gây đau đầu.

Môi trường: Môi trường xung quanh có thể gây đau đầu bao gồm khói thuốc lá, mùi nồng nặc từ nước hoa/hóa chất gia dụng và một số loại thực phẩm. Thay đổi thời tiết, ô nhiễm, tiếng ồn lớn và ánh sáng chói cũng có thể gây đau đầu.

Di truyền học: Đau đầu, đặc biệt là chứng đau nửa đầu, có tính chất gia đình. Những người có tiền sử gia đình bị đau đầu có nguy cơ mắc chứng đau nửa đầu cao hơn.

Có nhiều nguyên nhân gây đau đầu như căng thẳng, lo lắng, huyết áp cao, trầm cảm hoặc đau nửa đầu. Trong một số ít trường hợp, nhức đầu có thể báo hiệu tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

2. Các bài tập thở có thể giúp giảm đau đầu

Các bài tập thở là một phần quan trọng trong điều trị đau đầu. Chúng mang lại những tác dụng có lợi cho cơ thể bằng cách làm dịu và kiểm soát căng thẳng.

Các bài tập thở giúp thư giãn cơ thể, tâm trí và tâm hồn, đồng thời có tác dụng kỳ diệu trong việc giảm đau đầu. Chúng được coi là rất an toàn, đặc biệt là giảm đau đầu có nguyên nhân do căng thẳng hoặc đau nửa đầu. Khi hít vào một lượng oxy phù hợp, hỗ trợ lưu lượng máu đầy đủ, sẽ giúp bạn bình tĩnh lại và giảm đau.

3. Một số bài tập thở

3.1. Thở theo nhịp điệu

Để cơ thể bạn ngồi thoải mái, sau đó thở tự nhiên. Đếm xem mỗi lần hít vào và thở ra kéo dài bao lâu. Sau đó, thiết lập nhịp điệu và hơi thở nhất quán trong vài phút. Bạn có thể hít vào cho đến khi đếm đến 4 và thở ra cho đến khi đếm đến 5, hoặc 3 và 3, hoặc bất kỳ sự kết hợp nào, miễn là bạn cảm thấy thoải mái.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hơi thở nhịp nhàng có thể giúp mọi người điều chỉnh nhịp tim, huyết áp, mức độ lo lắng và giảm đau đầu.

photo-1672302415390

Thở theo nhịp điệu hỗ trợ giảm đau đầu.

3.2. Kỹ thuật bong bóng

  • Giữ thẳng lưng, tập trung vào một điểm bên dưới rốn và hít thở.
  • Hít thở cho đến khi bạn cảm thấy rằng không khí đã đến điểm tập trung, lấp đầy khoang bụng.
  • Sau đó thở ra từ từ và đều đặn, hóp bụng vào, giống như một quả bóng xì hơi.
  • Kỹ thuật hít vào và thở ra một lúc này sẽ khiến bạn hết đau đầu.

3.3 Quán niệm hơi thở

Điều này liên quan đến sự kết hợp giữa hơi thở và hình ảnh trong tâm trí bạn.

Cách làm:

  • Ngồi thoải mái và thở bình thường.
  • Khi bạn hít vào, hãy tưởng tượng và cảm nhận không khí đi xuống khí quản, vào phổi, làm nở ngực và bụng. Cảm thấy rằng bạn đang tận hưởng tất cả sự bình yên và tĩnh lặng mà bạn cần.
  • Trong khi bạn thở ra, hãy tưởng tượng và cảm thấy đang đẩy căng thẳng ra khỏi cơ thể.
  • Lặp lại vài lần để cơn đau đầu biến mất.
photo-1672302417547

Thở và hình dung khung cảnh để xua tan thán khí, giảm đau đầu.

3.4. Âm nhạc trị liệu

Trong một không gian thoải mái và tích cực, hãy xem xét việc chơi nhạc êm dịu trong khi hít thở sâu và tập trung. Chọn âm nhạc ưa thích giúp bạn bình tĩnh lại, thư giãn cơ bắp, tiếp thêm sinh lực cho cơ thể và xoa dịu cơn đau đầu.

3.5. Thở lỗ mũi luân phiên

Đây là một bài tập tốt và nổi tiếng giúp thư giãn toàn bộ cơ thể bạn. Hít vào bằng lỗ mũi trái trong khi bịt lỗ mũi phải, và thở ra bằng lỗ mũi phải trong khi bịt lỗ mũi trái. Lặp lại thực hành nhiều lần để điều trị chứng đau đầu của bạn.

Cách làm:

  • Ngồi ở tư thế thoải mái, giữ thẳng cột sống và thả lỏng vai.
  • Đặt bàn tay phải của bạn vào vị trí Vishnu Mudra, nghĩa là ngón tay cái ở lỗ mũi bên phải; ngón đeo nhẫn và ngón út ở bên trái; ngón trỏ và ngón giữa gập vào lòng bàn tay, đặt ở gốc ngón tay cái.
  • Thở ra hoàn toàn.
  • Bịt lỗ mũi bên phải bằng ngón tay cái và hít vào bằng lỗ mũi bên trái một cách chậm rãi và đều đặn.
  • Nhả lỗ mũi phải và thở ra.
  • Bịt lỗ mũi trái bằng ngón đeo nhẫn và hít vào bằng lỗ mũi phải.
  • Thả lỗ mũi trái và thở ra.
photo-1672302419276

Thở luân phiên có tác dụng giảm đau đầu.

3.6. Thở theo chu kỳ

Kỹ thuật này bao gồm một quá trình ba phần của hơi thở, liên quan đến tư thế ngồi trên hai chân để loại bỏ trọng lượng khỏi đầu gối.

Ba nhịp thở là:

  • Thực hành hơi thở chậm và cân bằng khi hít vào và thở ra với tốc độ bằng nhau.
  • Thở ra với thời lượng gấp đôi thời gian hít vào.
  • Hít vào gấp đôi thời gian thở ra.
  • Một phiên ngắn của thở theo chu kỳ sẽ mất khoảng 45 phút.
photo-1672302420605

Thở chu kỳ

3.7. Thở ống thổi

Điều này liên quan đến một loạt các lần hít vào và thở ra nhanh chóng. Quá trình này bao gồm 10 nhịp thở nhanh bao gồm 5 lần hít vào và 5 lần thở ra, sau đó là một hơi thở dài.

Cách làm:

  • Ngồi thoải mái với cột sống thẳng.
  • Thở ra bằng cách co cơ bụng nhanh và mạnh.
  • Ngay lập tức hít vào với một lực bằng nhau, để cơ bụng thư giãn hoàn toàn.
  • Lặp lại kỹ thuật này trong ít nhất 5 phút để thư giãn đầu óc và giảm đau đầu.
photo-1672302422223

Tư thế thở ống thổi

Các bài tập thở chữa đau đầu phải được thực hành đúng cách và thường xuyên mới có hiệu quả.

Mời bạn xem tiếp video:

Cước đầu ngón tay và cách khắc phục theo y học cổ truyền

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button