Sức KhỏeSức Khỏe Tình Dục

8 mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần nhớ để sinh con an toàn

Nội dung
  • 1. Lợi ích của việc khám thai đầy đủ và đúng lịch
  • 2. Các mốc khám thai quan trọng cần lưu ý
  • 3. Mẹ bầu cần lưu ý gì khi đi khám thai?

1. Lợi ích của việc khám thai đầy đủ và đúng lịch

Khám thai là một việc làm vô cùng cần thiết đối với phụ nữ khi mang thai. Khám thai đầy đủ và đúng lịch giúp thai phụ biết được sự phát triển của thai nhi và được bác sĩ tư vấn cách theo dõi, chăm sóc, chế độ dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe cả mẹ và thai nhi.

Trong những lần khám thai định kỳ, mẹ bầu thường được khám sức khỏe tổng quát, làm các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm…

Việc thực hiện các xét nghiệm là cần thiết giúp phát hiện sớm những bất thường ở thai nhi hoặc sức khỏe thai phụ để có biện pháp can thiệp kịp thời.

8 mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần nhớ để sinh con an toàn - Ảnh 2.

Khám thai đầy đủ và đúng lịch giúp đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

2. Các mốc khám thai quan trọng cần lưu ý

Theo hướng dẫn của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, trong suốt thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý các mốc khám thai quan trọng sau:

– Mốc 1 (sau chậm kinh 2 – 3 tuần): Lúc này thai được khoảng 6 – 7 tuần, mẹ bầu cần đi khám để biết đã có thai thực sự hay chưa. Ngoài ra, bác sĩ tiến hành hỏi thông tin về các thói quen có thể ảnh hưởng đến thai nhi, những lần thụ thai trước, tiền sử bệnh lý…

– Mốc 2 (thai được 11 – 13 tuần): Đây là thời điểm quan trọng cần phải siêu âm đo khoảng sáng sau gáy, xác định chính xác tuổi thai, dự kiến ngày sinh, xét nghiệm công thức máu, nhóm máu ABO, nhóm máu Rh, đường máu, xét nghiệm Double test, tổng phân tích nước tiểu.

Sàng lọc không xâm lấn NIPS (được thực hiện từ khoảng tuần 10 đến tuần 25) có thể thực hiện ở thời điểm này để phát hiện nguy cơ dị bội nhiễm sắc thể như hội chứng Down, Edward, Patau… với độ chính xác trên 99%.

– Mốc 3 (từ 16 – 18 tuần): Thai phụ siêu âm thường quy, đo chiều dài cổ tử cung và kênh cổ tử cung khi có chỉ định, xét nghiệm Triple test (nếu chưa làm Double test), tổng phân tích nước tiểu thường quy.

– Mốc 4 (từ 21 – 22 tuần): Siêu âm khảo sát hình thái thai nhi, tổng phân tích nước tiểu thường quy. Đây cũng là khoảng thời gian quan trọng trong việc tầm soát lại các dị tật bẩm sinh của thai nhi thông qua siêu âm, sàng lọc NIPS.

  • Thời điểm vàng mẹ bầu cần siêu âm đo độ mờ da gáy thai nhiĐỌC NGAY

– Mốc 5 (từ 25 – 27 tuần): Thời điểm này mẹ cần tiêm uốn ván lần 1, siêu âm thường quy, xét nghiệm đường máu, tổng phân tích nước tiểu thường quy và làm các xét nghiệm bổ sung.

– Mốc 6 (từ 30 – 32 tuần): Mẹ tiêm uốn ván lần 2, siêu âm, tổng phân tích nước tiểu thường quy.

– Mốc 7 (từ 36 – 40 tuần): Đây là thời điểm mẹ bầu cần đi đăng ký hồ sơ sinh. Mẹ bầu sẽ được khám, siêu âm đánh giá sự phát triển của thai nhi, trọng lượng thai, ngôi thai, nước ối, bánh rau; thực hiện các xét nghiệm cơ bản sản khoa và nhận tư vấn để chuẩn bị cho cuộc đẻ. Giai đoạn này mẹ bầu nên khám thai 1 tuần/lần.

– Mốc 8 (từ 40 tuần trở đi): Mẹ bầu nên thực hiện khám thai 2 ngày/lần và nhập viện sinh con khi có các dấu hiệu sắp sinh theo hướng dẫn của bác sĩ.

8 mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần nhớ để sinh con an toàn - Ảnh 4.

Siêu âm đúng thời điểm giúp khảo sát hình thái và tầm soát dị tật thai nhi. Ảnh MH

3. Mẹ bầu cần lưu ý gì khi đi khám thai?

Khi đã nắm được các mốc quan trọng cần đi khám hoặc sau lần khám thai đầu tiên các bác sĩ đều hướng dẫn và cho lịch hẹn cho lần khám sau, mẹ bầu cần ghi nhớ để đi khám đầy đủ và đúng thời điểm theo lịch hẹn của bác sĩ.

Khi đi khám thai, các mẹ bầu cần mặc trang phục rộng rãi, co giãn tốt, đi giày đế bệt, không mặc váy liền và quần áo bó sát sẽ gây khó khăn cũng như mất thời gian khi khám.

Ở 3 tháng đầu của thai kỳ, khi siêu âm thai, mẹ bầu có thể được yêu cầu uống nhiều nước và không đi tiểu trước khi siêu âm. Mẹ bầu cần làm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ trước khi siêu âm để bác sĩ dễ dàng quan sát thai nhi hơn.

Trước khi đi khám thai, mẹ bầu không nên dùng chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá… Nên mang theo đồ ăn vặt nếu phải chờ đợi lâu hoặc ăn sau khi xét nghiệm xong.

Nếu được chỉ định xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ, thai phụ cần tuân thủ nhịn ăn theo lời dặn của bác sĩ.

Cần lưu ý: Mẹ bầu cần lưu giữ hồ sơ và kết quả xét nghiệm những lần khám thai trước và mang khi đi khám những lần sau.

Các thời điểm để thực hiện 5 xét nghiệm có giá trị trong quá trình mang thaiCác thời điểm để thực hiện 5 xét nghiệm có giá trị trong quá trình mang thai

SKĐS – Nhiều bà mẹ trẻ mang thai lần đầu băn khoăn không biết trong thai kỳ nên làm những xét nghiệm nào và mốc thời gian làm xét nghiệm là tốt nhất. Bác sĩ chuyên khoa chia sẻ các thời điểm này để bạn đọc tham khảo.

Xem thêm video đang được quan trọng

Cẩn trọng với 5 bệnh mùa đông – xuân ai cũng có thể mắc phải 

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button