Bà bầu ăn chôm chôm có tốt không?

Mục Lục
Quả chôm chôm được xếp vào nhóm hoa quả có tính nóng, lại có hàm lượng đường cao. Vì vậy rất nhiều bà bầu dù rất thích nhưng không khỏi e ngại bà bầu ăn chôm chôm có tốt không, có nóng không.
1. Giá trị dinh dưỡng của quả chôm chôm
Là một loại “trái cây vàng” của nền nông nghiệp Việt Nam, quả chôm chôm có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Quả chôm chôm được bao phủ trong một lớp vỏ lụa mỏng, bên ngoài là lớp vỏ với những cấu trúc nhọn giống như lông. Thịt quả chính là lớp cùi của nó, bao quanh một hạt duy nhất. Thịt quả chôm chôm có màu hồng rất nhạt và có vị ngọt hơi chua. Hạt chôm chôm cũng có lợi ngang với thịt quả và có thể ăn được.
Thành phần dinh dưỡng trong 100g thịt quả chôm chôm bao gồm: 82kcal; 0,35mg sắt, 0,343mg mangan, 0,08mg kẽm, 8mcg folate, 0,022mg riboflavin, 0,013mg thiamin và 0,02mg vitamin B6, 20,87g carbohydrat, 0,9g chất xơ, 0,21g chất béo, 0,65g protein, 22mg canxi, 7mg magiê, 9mg phốt-pho, 42mg kali, 11mg natri, 4,9mg vitamin C, 1.352mg niacin.

2. Bà bầu ăn chôm chôm có tốt không?
Theo quan niệm dân gian, quả chôm chôm không tốt cho bà bầu vì người xưa cho rằng loại trái cây này gây nóng trong, ảnh hưởng tới thai nhi. Và cũng có nhiều người cho rằng ăn chôm chôm sẽ khiến bà bầu khó có thể sinh thường. Các chuyên gia cho biết, hiện không có bất cứ khẳng định khoa học nào về việc ăn chôm chôm ảnh hưởng tới thai nhi. Bà bầu ăn chôm chôm có tốt không? Khi ăn chôm chôm một lượng vừa phải, hợp lý, trái cây này mang lại cho sức khỏe bà bầu rất nhiều lợi ích:
Cải thiện tình trạng ốm nghén khi mang thai
Nhiều mẹ bầu lo lắng bởi các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Mặc dù, đây thực tế là những biểu hiện phổ biến ở mẹ bầu nhưng vẫn khiến cho không ít phụ nữ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Để giải quyết vấn đề này, bạn nên thử thưởng thức một trái chôm chôm mỗi ngày. Đây chính là thần dược giúp giảm nhanh các triệu chứng trên.
Hỗ trợ tăng cường miễn dịch
Hệ thống miễn dịch khi mang thai sẽ trở nên khá yếu ớt, khiến bạn dễ dàng trở thành mục tiêu của tất cả các loại bệnh và nhiễm trùng. Chôm chôm rất giàu đồng, đây là khoáng chất giúp tạo ra nhiều tế bào bạch cầu để có thể chống lại các bệnh thông thường, chẳng hạn như cảm lạnh, cúm, đau đầu khi mang thai và những cơn ho.
Hạn chế sự tấn công của vi khuẩn gây hại
Chất axit gallic trong chôm chôm có tác dụng tuyệt vời cho việc chống lại các vi khuẩn có hại, tránh nguy cơ bị nhiễm trùng và bảo vệ mẹ bầu khỏi mầm mống bệnh tật. Đây là lí do các bác sĩ khuyên bà bầu ăn chôm chôm để ngăn ngừa các bệnh phổ biến hay gặp như sốt, nhức đầu, ho, cảm cúm, cảm lạnh.
Tăng cường lưu thông máu
Ăn chôm chôm trong thai kỳ còn giúp các mẹ bầu tăng cường lưu thông khí huyết, từ đó ổn định huyết áp, phòng ngừa chứng cao huyết áp thai kỳ. Bên cạnh đó, loại trái cây này còn giúp giảm bớt tình trạng sưng, phù chân tay.
Bổ sung lượng lớn vitamin E cho cơ thể
Mẹ bầu đang lo lắng về những vết rạn, sạm trên da thì đừng bỏ qua trái chôm chôm. Chôm chôm là một nguồn cung cấp vitamin E lý tưởng và giúp giải quyết gần như tất cả các vấn đề về da cho bà bầu. Bà bầu ăn chôm chôm cũng là một lựa chọn tuyệt vời nhằm giảm thiểu sự xuất hiện của vết rạn da sau sinh, cũng giúp ngăn ngừa mụn trứng cá, da mệt mỏi, ngứa và lão hóa da.
Giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Chôm chôm là loại trái cây đặc trưng của miền nhiệt đới, chứa hàm lượng chất xơ cao. Bởi vậy, ăn chôm chôm sẽ giúp mẹ bầu tiêu hóa tốt hơn, cải thiện các vấn đề thường gặp như khó tiêu, táo bón hoặc tiêu chảy. Chất photpho trong chôm chôm còn có tác dụng đẩy nhanh sự lành lặn của các mô bị hỏng trong cơ thể.

3. Ăn nhiều chôm chôm không tốt cho sức khỏe bà bầu
Khi mang thai, phụ nữ cần chú ý đặc biệt đến sự cân bằng dưỡng chất. Không phải cứ ăn nhiều đồ bổ dưỡng là tốt cho cơ thể. Việc ăn quá nhiều một loại thực phẩm sẽ khiến cơ thể bị thừa – thiếu chất, mất cân bằng dinh dưỡng không tốt cho sự phát triển của thai nhi và cả cơ thể mẹ. Bởi vậy, bà bầu ăn quá nhiều chôm chôm cũng không hề tốt.
Ăn quá nhiều chôm chôm sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Đặc biệt với mẹ bầu có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì nên hạn chế ăn loại quả này. Bên cạnh đó, mẹ bầu ăn nhiều chôm chôm chín cũng sẽ gây hại cho sức khỏe. Hàm lượng đường trong quả chôm chôm chín quá có thể chuyển hóa thành rượu và làm chỉ số cholesterol tăng khi mẹ bầu ăn những quả quá chín.
Để hạn chế tác hại của quả chôm chôm đối với sức khỏe, bà bầu nên ăn chôm chôm một cách hợp lý:
- Chỉ nên ăn khoảng 300gr chôm chôm trong một ngày
- Nên ăn chôm chôm cách bữa ăn khoảng 30’
- Không ăn chôm chôm vào sáng sớm khi chưa ăn sáng

4. Bí quyết chọn chôm chôm ngon đảm bảo an toàn cho mẹ bầu
Quả chôm chôm ngon nhất khi đạt độ chín vừa phải và còn tươi. Bà bầu có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các món tráng miệng như chè hoa quả, thạch chôm chôm… Để đảm bảo sức khỏe, bà bầu nên chú ý chọn mua chôm chôm sạch, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng:
- Mùa chôm chôm bắt đầu từ tháng 6 và kéo dài đến tháng 11, do đó, mẹ bầu không nên mua chôm chôm ngoài khoảng thời gian này. Nguyên do đó là những quả trái mùa, thường chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật khá cao.
- Chọn những quả to, mọng, chắc tay bởi chúng sẽ có cùi dày và mọng nước
- Chọn quả có màu đỏ tươi, bạn có thể lăn nhẹ quả trên tay để xem sợi lông có mềm và dẻo không
- Tránh mua những quả xỉn màu hoặc có màu nâu, lông khô và giòn vì chúng thường không tươi ngon
- Bảo quản trái chôm chôm trong ngăn mát tủ lạnh và dùng dần trong khoảng 5 ngày.
Quả chôm chôm mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho sức khỏe bà bầu. Ăn chôm chôm rất tốt nhưng mẹ bầu nên ăn một lượng vừa phải và cân bằng với chế độ dinh dưỡng. Chúc các mẹ bầu thai kỳ khỏe mạnh!