Bà bầu có nên ăn sầu riêng không?

Mục Lục
1. Giá trị dinh dưỡng của sầu riêng
Sầu riêng là một loại trái cây đặc trưng của miền nhiệt đới và cực kỳ quen thuộc với người Việt. Sầu riêng còn được mệnh danh là “vua của các loại trái cây” bởi nguồn dinh dưỡng mà nó mang lại cao hơn hẳn so với các loại trái cây khác. Loại trái cây này có một sức hấp dẫn đặc biệt, thậm chí có nhiều bà bầu “nghén” sầu riêng, thèm ăn sầu riêng hơn bất cứ loại trái cây nào khác.
Giá trị dinh dưỡng của trái sầu riêng đã được nghiên cứu và ghi nhận lại một cách cụ thể. Sầu riêng là loại trái cây rất bổ dưỡng, giàu vitamin, chất xơ cùng với các hợp chất thực vật có lợi cho sức khỏe. Trong 243 gram sầu riêng sẽ cung cấp:
- Calo: 357
- Chất xơ: 9 gram
- Carb: 66 gram
- Chất béo: 13 gram
- Protein: 4 gram
- Vitamin B6: 38% của DV (giá trị dinh dưỡng hàng ngày)
- Vitamin C: 80% của DV
- Thiamine: 61% của DV
- Kali: 30% của DV
- Mangan: 39% của DV
- Riboflavin: 29% của DV
- Folate: 22% của DV
- Niacin: 13% của DV
- Đồng: 25% của DV
- Magiê: 18% của DV
Nhờ vào bảng thành phần dinh dưỡng này mà sầu riêng đã trở thành một trong những loại trái cây bổ dưỡng nhất trên thế giới. Bên cạnh đó, nó còn chứa các hợp chất thực vật có lợi như carotenoids, anthocyanin, polyphenol và flavonoid.

2. Bà bầu có nên ăn sầu riêng không?
Do có nhiều thành phần dinh dưỡng tuyệt vời kể trên, bà bầu hoàn toàn có thể ăn sầu riêng. Loại trái cây này mang đến những lợi ích sức khỏe tuyệt vời cho bà bầu:
Cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể
Nhu cầu năng lượng của phụ nữ mang thai rất lớn, 100g trái cây này cung cấp khoảng 21% nhu cầu carbohydrate hàng ngày của mỗi người. Điều đó đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung thêm năng lượng cho bạn.
Bổ sung canxi tăng cường sự chắc khỏe cho xương và răng
Đây là một trong những lợi ích nổi bật của loại trái cây này với sức khỏe bà bầu. Sầu riêng cũng là thực phẩm dồi dào khoáng chất kali, mang lại nhiều lợi ích cho xương. Ngoài ra, hàm lượng canxi và vitamin B cao trong trái cây này giúp bảo vệ răng, lợi luôn chắc khỏe.

Ổn định đường huyết
Loại trái cây này có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu nhờ vào hàm lượng mangan dồi dào có trong nó.
Phòng ngừa chứng tăng huyết áp thai kỳ
Tăng huyết áp khi mang thai tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả mẹ bầu và em bé như tiền sản giật, sinh non. Kali trong sầu riêng rất có lợi để bảo vệ và duy trì nồng độ natri trong cơ thể. Thường xuyên ăn trái cây này có thể ngăn ngừa nguy cơ tăng huyết áp và các vấn đề liên quan.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Những vấn đề khó chịu thường gặp ở đường tiêu hóa trong suốt thai kỳ sẽ được cải thiện nhờ vào trái sầu riêng. Bởi mẹ bầu ăn sầu riêng là hấp thụ được lượng lớn chất xơ có trong loại trái cây này. Sự có mặt của chất xơ trong sầu riêng làm giảm nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón và cải thiện hệ thống tiêu hóa. Ngoài ra, thiamin và niacin kích thích sự thèm ăn, giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Phòng ngừa chứng trầm cảm ở phụ nữ mang thai
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng những người có nồng độ serotonin thấp có nguy cơ trầm cảm cao. Sầu riêng rất giàu vitamin B6, một dưỡng chất thiết yếu trong việc sản xuất serotonin. Do vậy, ăn sầu riêng thường xuyên giúp bạn vượt qua căng thẳng, phiền muộn và trầm cảm, đặc biệt là phụ nữ trong thời gian mang thai sẽ càng dễ bị trầm cảm.

3. Bà bầu ăn sầu riêng nhiều có hại gì không?
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần tránh xa sầu riêng
Sầu riêng chứa nhiều carbohydrate và năng lượng. Trung bình 2 múi sầu riêng cỡ trung có thể cung cấp khoảng 60 calories cho cơ thể. Sầu riêng cũng là thực phẩm có lượng đường cao, có thể gây đột biến về lượng đường trong máu. Chính vì vậy, những bà bầu bị tiểu đường thai kỳ đều được khuyến cáo nên tránh xa sầu riêng.
Ăn nhiều sầu riêng dễ tăng cân mất kiểm soát trong thai kỳ
Với những mẹ bầu có dấu hiệu thừa cân hoặc tăng cân quá mức trong thai kỳ cũng nên hạn chế ăn sầu riêng. Cụ thể:
- Mỗi cốc ly riêng cung cấp tới 357 calo. Lượng calo này cao hơn nhiều so với lượng calo chứa trong một cốc trái cây khác loại. Ví như 1 ly táo thái nhỏ chỉ cung cấp 57 calo. Nếu bạn ăn một cốc táo cắt nhỏ mỗi ngày, bạn sẽ tiêu thụ ít đi 2.100 calo trong một tuần, đủ để giảm 0,3 kg.
- 13g chất béo có trong mỗi ly sầu riêng. Mặc dù một số chất béo trong chế độ ăn là cần thiết cho sức khỏe, nhưng hấp thụ quá nhiều chất béo (giàu calo) có thể gây ảnh hưởng đến chế độ ăn kiêng, khiến bạn khó giảm cân.

Ăn nhiều sầu riêng không tốt cho hệ tiêu hóa mẹ bầu
Những mẹ bầu có vấn đề về thận cũng không nên ăn nhiều sầu riêng, bởi hàm lượng kali trong loại quả này. Với bệnh nhân thận, lượng kali trong máu tăng cao có thể làm loạn nhịp tim, thậm chí có thể gây tử vong đột ngột. Hơn nữa, việc ăn nhiều sầu riêng cũng có thể ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa vốn đã đặc biệt nhạy cảm của bà bầu, dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Thậm chí nhiều trường hợp ăn sầu riêng quá mức còn gây chảy máu cam, nổi mụn…
4. Các món ngon từ sầu riêng cho bà bầu
Xôi sầu riêng
Nguyên liệu:
- 450gr gạo nếp
- 200gr sầu riêng
- 60gr đường
- 1/2 muỗng cà phê muối

Cách làm:
- Ngâm gạo nếp qua đêm, trước khi nấu đổ gạo nếp ra rổ cho ráo nước rồi cho nửa muỗng cà phê muối vào trộn đều (trộn nhẹ tay để tránh làm vỡ hạt nếp).
- Dầm sầu riêng với đường, tán đều cho đường hòa tan.
- Cho nếp vào xửng nước đang sôi hấp khoảng 15-20 phút, nếm thử xem hạt xôi đã chín chưa.
- Sau đó cho thêm sầu riêng đã đánh tan với đường vào. Dùng đũa trộn đều nhẹ tay, đậy nắp hấp thêm 5 phút nữa là được.
Chè sầu riêng
Nguyên liệu:
- 220gr đậu xanh không vỏ
- 300gr sầu riêng
- 500ml nước
- Đậu phộng rang chín giã dập
- Đường
- muối
- 1 thìa bột năng
- 400ml sữa tươi
- 2/3 lon nước cốt dừa
- Nguyên liệu cho phần nước cốt dừa: 1 lon nước cốt dừa, 1 ít muối, 1 bó lá dứa, 2 thìa đường, 1/3 lon nước (dùng lon nước cốt dừa để đong), 1 thìa bột năng

Cách làm:
- Vo đậu xanh vài lần cho thật sạch sau đó ngâm khoảng 1 tiếng để khi nấu đậu sẽ nhanh mềm giúp tiết kiệm thời gian và nhiên liệu. Đối với sầu riêng, bạn tách bỏ hạt, lấy riêng phần thịt ra dĩa.
- Sau khi ngâm đậu xanh xong bạn đổ ra rổ để ráo rồi cho đậu vào nồi cùng 1 ít muối và 500ml nước nấu sôi. Khi đậu đã sôi, để nhỏ lửa cho đến khi hạt đậu chín mềm và thấy nước trong nồi cạn bớt là được. Lưu ý, khi nấu đậu không nên đậy vung để tránh nước trào ra bếp.
- Khi đậu đã chín bạn cho vào máy xay sinh tố cùng sầu riêng, đường, bột năng, sữa tươi, nước cốt dừa và xay nhuyễn hỗn hợp. Sau đó, đổ hỗn hợp vừa xay xong ra nồi rồi bắt lên bếp đun nhỏ lửa. Trong lúc đun, nhớ khuấy liên tục cho đến khi sôi là được và tắt bếp.
- Sau khi tắt bếp, nhanh tay rót hỗn hợp đậu xanh sầu riêng ra ly để cho thật nguội và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh
- Nấu nước dừa: Cho 1 lon nước cốt dừa, bột bắp, 1 xíu muối, 1/3 lon nước, đường, 1 bó lá dứa rồi bật bếp và khuấy đều, nấu cho hỗn hợp sôi là tắt bếp, vớt lá dứa bỏ đi và để cho nước cốt dừa nguội.
- Thêm nước cốt dừa, đá lạnh cùng đậu phộng rang chín giã dập vào ly chè là đã có ngay một món ăn vặt thơm ngon, bổ dưỡng.
Pizza sầu riêng
Nguyên liệu:
- 50gr sầu riêng tươi đã bỏ hạt
- 11gr whipping cream
- 1 đế pizza:
- Cream cheese: 22,5gr
- Bột custard: 1,25gr
- Phô mai mozzarella: 30gr
- Bơ: 0,75gr
- Đường: 4,5gr
- Sữa tươi: 45ml

Cách làm:
- Đun ấm hỗn hợp whipping cream, sữa tươi, 3g đường, bột custard với lửa nhỏ, rồi tắt bếp và để nguội.
- Cho bơ, 1,5g đường, cream cheese, 1 quả trứng vào hỗn hợp sữa tươi và trộn đều.
- Tiếp theo, cho sầu riêng vào trộn cùng rồi phết đều lên mặt đế pizza, rắc thêm 1 ít muối, phô mai mozzarella và cho vào lò nướng ở 200 độ C trong 7 phút.
- Mở lò, rắc thêm phô mai và nướng thêm cho vàng.
- Lấy bánh pizza sầu riêng để nguội, cắt thành từng miếng vừa ăn và thưởng thức.
5. Bà bầu ăn sầu riêng như thế nào đảm bảo an toàn?
Bà bầu có thể ăn sầu riêng trong suốt thời gian mang thai và sau mang thai. Nhưng bạn vẫn cần lưu ý hạn chế hoặc không cần ăn sầu riêng vào thời điểm tam cá nguyệt thứ 3. Và để đảm bảo sức khỏe, bà bầu cần lưu ý những điều sau:
- Không quá nhiều sầu riêng trong thời gian đang mang thai.
- Ngừng ăn sầu riêng khi có dấu hiệu dị ứng sau khi ăn lê.
- Không nên nấu sầu riêng để tránh mất chất axit folic có trong sầu riêng.
- Lựa chọn mua sầu riêng ở các cửa hàng uy tín.
- Hạn chế mua sầu riêng trái mùa thu hoạch thông thường.
- Không ăn khi dạ dày không tốt.
- Bà bầu không được ăn sầu riêng khi đang bị tiểu đường hay nóng trong người.
- Chỉ nên ăn tối đa 2 múi sầu riêng/ngày và nên ăn thêm măng cụt vì giúp ngừa đau bao tử sau khi ăn sầu riêng.
Sầu riêng là loại trái cây tốt cho sức khỏe bà bầu nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe nếu ăn không đúng cách. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ giúp các chị em biết cách ăn an toàn nhất.