Sức Khỏe

Bệnh zona (giời leo) và những điều cần lưu ý

Thế nào là bệnh Zona?
Khi thời tiết chuyển từ nắng sang mưa hay khi mùa mưa chấm dứt, tiết trời nóng bức là thời điểm cho các bệnh do virus xuất hiện, trong đó có bệnh zona.

Theo tài liệu trên website chính thức của Bệnh viện Nhiệt đới trung ương, bệnh zona (giời leo) là kết quả của sự tái hoạt động của virus herpes zoster (varicella-zoster virus hoặc VZV). Virus này cũng chính là tác nhân gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em. Loại virut này đặc biệt “thích” gây tổn thương ở da và thần kinh.

Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi cả nam và nữ. Thời kỳ ủ bệnh từ 7-12 ngày. Trong giai đoạn ủ bệnh, người bệnh thường có sốt, người ớn lạnh, mệt mỏi kèm theo nhức đầu.

Ai thường mắc zona?
Đối tượng thường mắc căn bệnh này là những người trên 50 tuổi, có hệ thống miễn dịch suy kém, người nhiễm HIV hoặc đã từng cấy ghép mô nên bị giảm sức đề kháng chống lại nhiễm trùng, do đó dễ bị bệnh zona hơn. Ví như bạn có thể mắc zona nếu như bạn bị ung thư (việc sử dụng văc-xin khiến cho cơ thể bạn trở nên yếu hơn).

Ngoài ra, nếu bạn đã từng mắc chứng thuỷ đậu (bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ), đây là điều kiện thuận lợi để bệnh zona hình thành và phát triển. Bởi lẽ khi mắc thuỷ đậu (mặc dù đã được điều trị), cơ thể sẽ tồn tại một loại virus “ẩn nấp” trong các tế bào thần kinh. Khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu, đó chính là lúc loại virus này “ lộ diện” và gây nên căn bệnh zona.

Triệu chứng của bệnh zona
– Trước tiên, bệnh thường gây cảm giác đau rát, cảm giác đau đớn thường xuất hiện trong vài ngày.

 

Triệu chứng thường thấy nhất của bệnh Zona là chứng phát ban với những vết sưng, mẩn đỏ.

Ảnh: Internet.

Sau đó, xuất hiện chứng phát ban với những vết sưng, mẩn đỏ. Trong một vài ngày các vết sưng trở nên phồng rộp. Các vết sưng đỏ có thể bao trùm khắp lưng, ngực, hoặc có thể mọc ở một bên mặt.

– Các vết da rộp thường có vảy cứng và sẽ mất đi sau 7 đến 10 ngày. Bạn sẽ nhìn thấy sự thay đổi của màu sắc da khi các vết vảy rơi rụng. Thậm chí, có những trường hợp các lớp vảy sẽ chỉ bong sau vài tuần, điều này đồng nghĩa với việc cảm giác đau đớn sẽ kéo dài hơn so với thông thường (từ 1 đến 3 tháng).

Các biến chứng của bệnh zona
Bệnh zona nếu không được chữa khỏi, mụn nước có thể bị nhiễm thêm một loại vi trùng sẽ gây ra viêm mô tế bào, đây là bệnh nhiễm trùng da. Nếu nhiễm trùng da xảy ra, vùng da trở nên đỏ hơn, nóng, sưng bóng lên và rất đau.

Một biến chứng nữa cũng làm cho người bệnh lo lắng là khi bị zona ở mặt, đặc biệt ở trán và mũi. Nếu bạn bị zona ở trán hay ở mũi thì bạn cũng cần được chăm sóc y tế. Trong những trường hợp này, zona có thể làm giảm thị lực.

Thậm chí, bệnh có thể ảnh hưởng đến mắt, dẫn đến sưng phồng mí mắt, đỏ và đau. Lâu dần có thể dẫn đến sẹo giác mạc ở mắt và ảnh hưởng đến thị lực. Nặng hơn, nó có thể dẫn tới bệnh tăng nhãn áp (glaucome) trong cả quãng đời về sau, căn bệnh này có thể dẫn đến mù loà.

Cách điều trị bệnh
Nếu bạn nghĩ mình bị zona, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, vì thuốc kháng virus chỉ có hiệu quả khi được sử dụng sớm.

Nên đến gặp bác sỹ sớm khi phát hiện thấy những triệu chứng của bệnh Zona.

Ảnh minh họa: Internet.

Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc như Acyclovir, Famciclovir hay Valacyclovir đem lại hiệu quả cao trong việc chữa trị. Thuốc sẽ phát huy hiệu quả cao nếu như bạn bắt đầu dùng thuốc trong 3 ngày đầu sau khi bị phát ban. Ngoài ra, các bác sĩ có thể yêu cầu bạn dùng thêm thuốc có chứa chất xteoit để giảm đau và giảm sưng phồng. Bệnh Zona ở mắt cần được điều trị kết hợp với thuốc chống virus và xteoit.

Bên cạnh đó, có thể dùng các loại thuốc như Acetaminophen hay Ibuprofen để giảm đau đối với các vết sưng phồng.

Theo dõi: Khi điều trị tại nhà, cần phải uống tất cả những loại thuốc được kê đơn và làm theo đúng hướng dẫn. Nếu bạn ghi nhận được những triệu chứng mới hoặc nếu bạn không thể kiểm soát được cơn đau hoặc cơn ngứa, hãy thông báo với bác sĩ.

 

Nguồn www.nguoiduatin.vn/

 

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button