Sức KhỏeSức Khỏe Dinh Dưỡng

Có bắt buộc sử dụng bột ăn dặm cho bé hay không?

Ăn dặm, một trong những bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự thay đổi của bé trong những năm tháng đầu đời. Vậy, bột ăn dặm cho bé có cần thiết sử dụng cho các bạn nhỏ trong giai đoạn này không? Bài viết sẽ cập nhật một số thông tin quan trọng mà bố mẹ cần biết để chăm sóc con phát triển được toàn diện nhất.

14/05/2022 | Những lưu ý cho trẻ ăn dặm giúp bé ăn ngon, chóng lớn
12/04/2022 | Lý giải nguyên nhân bé ăn dặm bị táo bón và cách xử lý hiệu quả
08/12/2021 | Cho trẻ sơ sinh ăn bổ sung như thế nào trong thời kỳ ăn dặm
02/11/2021 | Bật mí cách xây dựng chế độ ăn dặm khoa học cho trẻ

1. Bột ăn dặm là gì?

Trước khi tìm hiểu về bột ăn dặm, đầu tiên các bố mẹ cần phải biết được ăn dặm có nghĩa là gì. Ăn dặm sẽ giúp bé được bổ sung các dưỡng chất khác bằng nhiều loại thức ăn bên cạnh sữa mẹ. Những loại dưỡng chất này gồm có tinh bột, vitamin, khoáng chất từ các loại rau củ quả, thịt, cá,… Những thực phẩm này sẽ giúp cho bé được nạp thêm các dưỡng chất để phát triển một cách toàn diện nhưng không thể thay thế được sữa mẹ 100%. 

Ăn dặm - thay đổi quan trọng trong giai đoạn đầu của con

Ăn dặm – thay đổi quan trọng trong giai đoạn đầu của con

Bột ăn dặm cho bé là gì? Hiện nay, các bố mẹ có thể tìm thấy được rất nhiều sản phẩm bột ăn dặm khác nhau trên thị trường. Những sản phẩm này thường được khuyến cáo sử dụng cho các bé đủ từ 4 tháng tuổi trở lên. Thành phần chính của bột ăn dặm là sữa bột tăng trưởng. Bên cạnh đó, một số sản phẩm còn có bảng thành phần chính với tinh bột (từ gạo nếp) và nhiều loại hạt ngũ cốc khác được nghiền nát. 

Cả hai loại bột ăn dặm này đều giúp bé tập quen dần với thói quen ăn dặm của mình. Từ đó, bé có thể chuyển đổi một cách dễ dàng từ thói quen chỉ ăn sữa sang nhiều loại thức ăn khác nữa. 

2. Ăn dặm có tốt cho sức khỏe của bé?

Các sản phẩm bột ăn dặm cho bé hiện nay đều có chứa một hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho trẻ nên rất tốt đối với sức khỏe. Thế nhưng, theo khuyến cáo từ các chuyên gia dinh dưỡng và Tổ chức Y tế thế giới WHO thì trong 6 tháng đầu tiên, mẹ nên cho bé ăn sữa mẹ 100% mà không cần bổ sung bất cứ loại thực phẩm nào khác.

Trong sữa mẹ có chứa một lượng lớn các kháng thể để truyền sang cho con. Nhờ đó, hệ miễn dịch của bé sẽ được tăng cường tốt hơn. Chưa dừng lại ở đó, thời gian đầu, hệ tiêu hóa của con vẫn chưa được hoàn thiện nên nếu cho con ăn dặm sớm có khả năng làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và cả quá trình con lớn lên. Khi nấu đồ ăn dặm cho con thì bố mẹ có thể thêm các gia vị ăn dặm dành cho bé. Tuyệt đối, không được thêm các loại gia vị hàng ngày có phụ gia và các chất bảo quản vì chúng không tốt cho sức khỏe của bé. 

Bột ăn dặm cho bé có thực sự cần thiết không?

Bột ăn dặm cho bé có thực sự cần thiết không?

Bước sang tháng thứ 7, bố mẹ đã có thể tập cho con nhỏ ăn dặm. Đây là giai đoạn mà các hệ thần kinh và cơ quan nhai cắn của bé phát triển được đầy đủ hơn. Nhờ đó, bé có thể nhai và cắn thức ăn một cách dễ dàng hơn. Đây cũng là lúc mà các bậc phụ huynh cần phải quan tâm nhiều hơn nữa đến các vấn đề dinh dưỡng của con để bé có thể phát triển một cách tốt nhất. 

3. Bổ sung thêm dinh dưỡng và bột ăn dặm cho bé

Đối với mỗi giai đoạn, hàm lượng các chất dinh dưỡng cần được bổ sung cũng sẽ có sự khác biệt nhất định. Tất nhiên, các sản phẩm bột ăn dặm cho bé cũng cần được thay đổi theo từng độ tuổi. 

3.1. Trẻ đủ từ 6 tháng tuổi

Giai đoạn này, đối với các con thì sữa mẹ vẫn sẽ là thức ăn và cũng là nguồn dinh dưỡng chính. Bên cạnh đó, bố mẹ có thể cho bé ăn thêm sữa bột công thức mỗi ngày. Thời gian đầu, bố mẹ nên cho trẻ ăn từ từ theo khả năng mà không nên ép con. 

Bé cũng có thể tập ăn sữa chua, các loại váng sữa hoặc hoa quả nghiền nhỏ trong thời điểm này. Bố mẹ nên ưu tiên những loại hoa quả mọng nước, có đặc tính mát và ít đường để tránh khiến bé bị nổi rôm. Đối với sữa chua và váng sữa, bố mẹ chỉ nên sử dụng các sản phẩm dành cho trẻ tập ăn dặm. 

Bột ăn dặm cho con khi đủ từ 6 tháng tuổi

Bột ăn dặm cho con khi đủ từ 6 tháng tuổi

Bột ăn dặm được sử dụng trong giai đoạn này là rất thích hợp. Để chọn được sản phẩm tốt nhất dành cho con, mẹ nên tham khảo thêm ý kiến về các giá trị dinh dưỡng từ chuyên gia. Từ đó, mẹ có thể tạo nên một khẩu phần ăn hợp lý nhất cho con. 

3.2. Trẻ đủ từ 8 tháng tuổi

Vào khoảng thời gian này, một số bé đã mọc đủ 4 răng cửa nên các bé cần phải tập nhai. Bộ mẹ có thể bổ sung thêm những loại rau củ quả ăn kèm với bột ăn dặm cho bé để làm phong phú bữa ăn hàng ngày của con. Việc thay đổi thực đơn thường xuyên cũng sẽ giúp bé được trải nghiệm nhiều loại đồ ăn hơn, tập cho bé ăn được nhiều loại thực phẩm hơn. 

Lúc này, ngoài sữa mẹ thì bé cũng nên được ăn thêm 2 bữa sữa bột mỗi ngày. Mỗi bữa ăn cần khoảng 200ml sữa cùng với 40ml hoa quả để bổ sung đủ dưỡng chất cho con. 

3.3. Trẻ em trong giai đoạn từ 9 tháng đến 1 năm

Đây là giai đoạn bé bắt đầu vận động nhiều hơn, giấc ngủ cũng sẽ giảm dần và bị mất sức nhiều hơn. Nguồn năng lượng và các dưỡng chất có từ sữa mẹ thôi vẫn chưa thể đáp ứng được hoạt động hàng ngày của con. Lúc này bột ăn dặm cho bé sẽ cùng mẹ cung cấp thêm các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể nhỏ bé này. 

Mẹ nên chia ra thành 3 bữa ăn bột trong ngày cho con, mỗi bữa bé sẽ ăn tầm khoảng 200ml. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần bổ sung thêm các loại trái cây cùng với sữa chua để cung cấp vitamin cho con phát triển tốt hơn. 

Cần bổ sung thêm nhiều dưỡng chất hơn trong giai đoạn ăn dặm của con

Cần bổ sung thêm nhiều dưỡng chất hơn trong giai đoạn ăn dặm của con

3.4. Trẻ phát triển từ 1 tuổi đến 2 tuổi

Qua một năm đầu tiên, lúc này các bé đã có thể ăn được cháo trong các bữa ăn hàng ngày. Mẹ có thể cho con ăn nhiều loại đồ ăn khác nhau và chia ra thành 4 bữa trong 1 ngày. Mặc dù bé đã có thể ăn hầu hết thức ăn ngoài, thế nhưng, bé vẫn nên được ăn sữa mẹ hoặc sữa bột pha loãng trong thời gian này. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, thời điểm phù hợp nhất để bé cai sữa mẹ là khi đủ từ 18 tháng tuổi. 

Bé có thể ăn được rất nhiều loại thực phẩm khác nhau. Thế nhưng, mẹ cũng cần lưu ý không nên cho bé ăn đồ cứng hoặc bất cứ loại hạt, hoa quả có hạt nào để tránh bé bị hóc. Mẹ cũng không được cho bé uống các loại đồ uống có ga, cà phê hoặc bất cứ chất kích thích gây nghiện nào. 

Một bát cháo đầy đủ chất dinh dưỡng được gợi ý cho bữa ăn của con gồm: 40g gạo, 20 thịt lợn nạc xay, 20 rau xanh và khoảng 7g dầu ăn. 

Bố mẹ cung cấp bữa ăn đầy đủ dưỡng chất ngoài bột ăn dặm

Bố mẹ cung cấp bữa ăn đầy đủ dưỡng chất ngoài bột ăn dặm

Trên đây là một số thông tin về việc ăn dặm của bé trong những năm tháng đầu tiên của cuộc đời mà các bố mẹ cần phải hiểu rõ. Bổ sung bột ăn dặm trong thực đơn hàng ngày của con là một cách để các bé tập quen dần với việc chuyển đổi thức ăn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về chủ đề ăn dặm của bé, các bố mẹ có thể liên hệ trực tiếp đến số hotline 1900 56 56 56 để được các chuyên gia và các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn chi tiết. 

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button