Sức KhỏeSức Khỏe Dinh Dưỡng

Khoai mỡ – món ngon dân dã nhưng lại rất giàu dưỡng chất

Khoai mỡ thường hay bị nhầm lẫn với khoai môn vì màu tím đặc trưng rất bắt mắt. Trong loại củ thơm ngon này là vô vàn các khoáng chất và vitamin thiết yếu có với nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe con người. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin cụ thể hơn về khoai mỡ và những tác dụng tuyệt vời của loại khoai này.

01/07/2022 | Góc giải đáp: tiểu đường ăn khoai lang được không?
11/12/2021 | Bất ngờ trước 8 lợi ích của khoai sọ đối với sức khỏe
04/12/2020 | Gợi ý thực đơn giảm cân với hạt chia, yến mạch, khoai lang và trứng

1. Tổng quan về khoai mỡ

Khoai mỡ ở Việt Nam còn được người dân gọi bằng cái tên khoai vạc, khoai tím, củ mỡ,… Đây là một loại củ có xuất xứ ở vùng Đông Nam Á và thường bị nhầm với củ khoai môn. Khoai mỡ chiếm thị phần khá lớn ở thị trường Philippines và hiện nay đã xuất hiện phổ biến trên khắp thế giới.

Đặc điểm bên ngoài của khoai mỡ là vỏ màu nâu xám, bên trong thịt có màu tím, khi nấu chín sẽ mềm mịn như khoai tây. Khoai mỡ cho vị ngọt bùi được chế biến trong nhiều món ăn khác nhau, có thể là món ngọt hoặc món mặn. Đặc biệt khoai mỡ còn chứa rất nhiều khoáng chất, chất chống oxy hóa và vitamin thiết yếu có lợi cho sức khỏe của bạn.

Khoai mỡ thường bị nhầm với khoai môn và khoai lang tím vì màu sắc khá tương đồng

Khoai mỡ thường bị nhầm với khoai môn và khoai lang tím vì màu sắc khá tương đồng

Trung bình trong 100gr khoai mỡ đã nấu chín hội tụ 27gr carbohydrate, 140 calo, 4gr chất xơ, 0,1gr chất béo, 1gr chất đạm, 4% vitamin A, 40% vitamin C, 4% sắt, 2% canxi, 13,5% Kali, 0,83% Natri,… và Anthocyanins – một chất chống oxy hóa mạnh không phải loại thực phẩm nào cũng có.

2. Một số công dụng tuyệt vời của khoai mỡ đối với sức khỏe 

2.1. Khoai mỡ chứa chất chống oxy hóa

Vitamin C và Anthocyanins chứa trong khoai mỡ đều là những chất có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh, cụ thể:

  • Vitamin: vitamin C chứa trong khoai mỡ có tác dụng bảo vệ DNA, tăng cường hấp thụ sắt và tăng cường bảo vệ tế bào khỏi hư hại;

  • Anthocyanins: đây là chất chống viêm, giảm huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ mắc hoặc gia tăng biến chứng tiểu đường type 2 hoặc bệnh ung thư khá hiệu quả.

2.2. Khoai mỡ giúp kiểm soát tốt lượng đường huyết

Khoai mỡ có một chất là Flavonoid có tác dụng giảm thiểu lượng đường trong máu. Ngoài ra Flavonoid còn có một chức năng khác là bảo vệ tế bào tiết insulin trong tuyến tụy, giúp người bệnh giảm cân, giảm cảm giác thèm ăn.

Không chỉ có vậy, khoai mỡ dù chứa nhiều Carbohydrate nhưng lượng calo rất thấp nên những người giảm cân hoặc người đang bị tiểu đường có thể dùng khoai mỡ thay cho khoai tây hoặc gạo – hai thực phẩm vốn nhiều đường và giàu calo.

2.3. Điều chỉnh hàm lượng cholesterol trong máu

Vì khoai mỡ chứa nhiều chất xơ, khi bạn ăn loại củ này nó sẽ liên kết với các cholesterol xấu và đào thải chúng ra ngoài cơ thể. Thêm vào đó beta-carotene do khoai mỡ cung cấp còn đảm bảo khả năng sản xuất cholesterol có lợi hay HDL-cholesterol cho cơ thể.

2.4. Khoai mỡ có lợi cho sức khỏe tim mạch

Khoai mỡ là một kho tàng nhỏ chứa nhiều natri, kali và anthocyanin giúp cải thiện chức năng tuần hoàn máu, ngăn ngừa sự hình thành huyết khối lòng mạch nên khoai mỡ thực sự rất tốt cho hệ tim mạch.

Khoai mỡ rán - món ăn cải biên vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng

Khoai mỡ rán – món ăn cải biên vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng

2.5. Giúp khắc phục triệu chứng bệnh hen phế quản

Những người mắc hen phế quản nên bổ sung thêm vitamin A, vitamin C để giảm thiểu các biểu hiện khó chịu do bệnh gây ra. Điều đặc biệt là hai vitamin này đều có mặt trong khoai mỡ nên hãy  tích cực tiêu thụ khoai mỡ bạn nhé!

2.6. Khoai mỡ giúp chống táo bón và hỗ trợ hệ tiêu hóa 

Tinh bột của khoai mỡ có tác dụng kích thích sự phát triển của vi khuẩn có lợi Bifidobacteria trong đường ruột, tham gia vào quá trình tiêu hóa chất xơ và phân hủy carbohydrate phức tạp. 

Ngoài ra khoai mỡ cũng là một siêu thực phẩm phát huy hiệu quả trong việc chống viêm, hạn chế nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích, bệnh viêm ruột hay thậm chí là ung thư đại trực tràng.

Chất xơ do khoai mỡ cung cấp còn giúp cải thiện tình trạng táo bón, kết hợp với Kali kích thích hoạt động của cơ trơn dạ dày, hỗ trợ đi tiêu dễ dàng hơn. Nhờ đó các vấn đề về đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón cũng được cải thiện đáng kể. 

2.7. Khoai mỡ là một “chuyên gia” chăm sóc da, tóc, mắt và xương chính hiệu 

Một số tác dụng của khoai mỡ đối với:

  • Làn da: vitamin B5, C, E, beta-carotene và các chất chống oxy hóa là những thành phần thân thiện mà khoai mỡ cung cấp cho làn da của bạn. Những dưỡng chất này giúp giảm nếp nhăn, tái tạo tế bào da, bảo vệ da trước tác động của tia UV;

  • Mái tóc: những người thường xuyên bị rụng tóc nên bổ sung khoai mỡ vào thực đơn ăn uống hàng ngày vì nó có công dụng làm dày thêm mái tóc của bạn;

  • Đôi mắt: Beta-carotene và vitamin A còn một công dụng tuyệt vời khác đó chính là hạn chế nguy cơ thoái hóa tế bào mắt, giúp bạn có đôi mắt khỏe mạnh và sáng rõ hơn;

  • Hệ xương và răng: canxi và mangan được tìm thấy trong khoai mỡ rất phù hợp để dùng trong việc cải thiện các vấn đề về xương khớp như cứng khớp, loãng xương, đau khớp, chắc khỏe răng,…

2.8. Cải thiện chất lượng giấc ngủ và tâm trạng

Như đã đề cập, khoai mỡ là một thực phẩm chứa nhiều vitamin C. Ngoài công dụng tăng sức đề kháng, làm đẹp da, vitamin C còn kích thích việc tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh, ảnh hưởng tới hoạt động của não bộ và cải thiện tâm trạng tích cực hơn. 

Bên cạnh đó vitamin B6 còn hỗ trợ não bộ tăng tiết hormone điều chỉnh tâm trạng cũng như đồng hồ sinh học của cơ thể, nhờ đó bạn sẽ có một giấc ngủ ngon hơn vào ban đêm và tràn đầy năng lượng cho ngày hôm sau.

Khoai mỡ chứa nhiều khoáng chất và vitamin thiết yếu có lợi cho sức khỏe của bạn

Khoai mỡ chứa nhiều khoáng chất và vitamin thiết yếu có lợi cho sức khỏe của bạn

3. Trước khi dùng khoai mỡ cần lưu ý điều gì?

Nếu ăn khoai mỡ vượt mức cho phép, bạn có thể gặp phải các triệu chứng như buồn nôn và đau đầu. Ngoài ra nếu dung nạp quá nhiều vitamin A từ khoai mỡ có thể gây ngộ độc, cho dù đó là vitamin A có nguồn gốc từ thiên nhiên. Không những thế, phụ nữ mang thai ăn khoai mỡ là rất tốt nhưng không nên ăn thường xuyên vì beta-carotene không tốt cho thai nhi nếu cơ thể bị quá tải chất này.

Hy vọng rằng những thông tin về củ khoai mỡ trên đây hữu ích đối với bạn. Nhìn chung đây là một loại thực phẩm bổ dưỡng, có thể được dùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon nhưng cần sử dụng ở mức độ vừa phải để tránh bị ngộ độc.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button