Sức KhỏeThể Thao

Lưu ý khi châm cứu điều trị viêm khớp dạng thấp

1. Hậu quả của viêm khớp dạng thấp

Nội dung
  • 1. Hậu quả của viêm khớp dạng thấp
  • 2. Châm cứu chữa viêm khớp dạng thấp
  • 3. Các bước châm cứu
  • 4. Một số lưu ý khi châm cứu chữa viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp gây viêm (đỏ, sưng), đau, cứng và khớp sưng nề; phần lớn là khớp tay, khớp lưng, khớp bàn chân và khớp gối, gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn.

Bệnh có diễn biến mạn tính dẫn đến tình trạng dính hoặc biến dạng các khớp. Viêm khớp dạng thấp nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến người bệnh đi lại khó khăn, ảnh hưởng đến năng suất lao động, thậm chí có thể gây tàn phế. Viêm khớp dạng thấp không chỉ phá hủy và làm tổn thương hệ khớp mà còn làm tổn thương đến cả hệ thống cơ thể bao gồm da, mắt, phổi, tim và mạch máu.

Ngoài các phương pháp điều trị theo Tây y và các bài thuốc Đông y tùy theo từng thể lâm sàng, còn có thể phối hợp với phương pháp châm cứu để điều trị.

photo-1671767595344

Viêm khớp dạng thấp có thể gây tàn phế nếu không được điều trị kịp thời.

2. Châm cứu chữa viêm khớp dạng thấp

Theo y học cổ truyền, cơ thể con người có một hệ thống kinh mạch chạy khắp cơ thể, là nơi để khí huyết lưu thông và tạo sự cân bằng âm dương. Khi kinh lạc bị tắc nghẽn, không thông sẽ sinh ra các bệnh về xương khớp.

Châm cứu là phương pháp sử dụng kim châm tác động vào các huyệt để kích thích khí huyết lưu thông đồng đều trong cơ thể. Châm cứu giúp đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết, điều trị bệnh bằng cách tạo ra cung phản xạ mới thay thế cho cung phản xạ bệnh lý. Ngoài ra, châm cứu còn kích thích cơ thể sản sinh endorphin, một chất giảm đau tự nhiên giúp giảm nhanh cảm giác đau nhức. Đặc biệt, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xác định viêm khớp là một trong những bệnh có thể điều trị một cách an toàn và hiệu quả bằng châm cứu.

  • Thời tiết lạnh, người bệnh viêm khớp dạng thấp cần làm gì để kiểm soát cơn đau?ĐỌC NGAY

Với người bệnh viêm khớp dạng thấp, bác sĩ sẽ khám và xem xét tình trạng cụ thể của người bệnh, như: Người bệnh đau ở một khớp hay đau nhiều khớp; đau tại chỗ hay cơn đau dọc cơ thể; các triệu chứng kèm theo như tay chân lạnh, sợ lạnh, sợ gió… để xác định thể bệnh, từ đó xác định những huyệt cần được châm cứu và lựa chọn kỹ thuật châm cứu phù hợp (như thủy châm, điện châm hay ngải cứu) nhằm đạt hiệu quả nhất cho từng bệnh nhân.

Tùy vào vị trí khớp bị thương tổn, bác sĩ tác động vào các huyệt cụ thể như:

– Chi trên: Châm cứu vào các huyệt như kiên ngung, kiên tỉnh, hợp cốc, khúc trì, nội quan, ngoại quan, bát tà…

Chi dưới: Châm vào các huyệt như hoàn khiêu, huyền chung, tất nhãn, độc tỵ, dương lăng tuyền.

photo-1671767602930

Vị trí huyệt kiên ngung ở chi trên.

3. Các bước châm cứu

+ Bước 1: Bác sĩ tiến hành thăm khám, khai thác triệu chứng lâm sàng, tiền sử mắc bệnh, có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp XQ, MRI… nếu cần thiết.

+ Bước 2: Người bệnh được bác sĩ tư vấn cụ thể về phác đồ điều trị, liệu trình châm cứu phù hợp với tình trạng bệnh.

+ Bước 3: Thực hiện châm cứu cho bệnh nhân, tránh vựng châm. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân nằm, ngồi đúng tư thế để thuận lợi cho việc châm cứu. Sau khi xác định huyệt, sát trùng vùng da quanh huyệt, tiến hành châm kim nhanh qua da, sử dụng máy điện châm kích thích phù hợp với từng người bệnh. Sau khi hết thời gian châm cứu, rút kim và sát khuẩn da vùng huyệt vừa châm.

+ Bước 4: Người bệnh được nghỉ ngơi tại giường để theo dõi phản ứng sau châm cứu.

+ Bước 5: Bác sĩ hẹn lịch buổi châm cứu tiếp theo.

photo-1671767605820

Châm cứu giúp đẩy lùi nhanh các triệu chứng viêm khớp dạng thấp.

4. Một số lưu ý khi châm cứu chữa viêm khớp dạng thấp

Các bệnh xương khớp thường liên quan đến nhiều huyệt vị, kinh mạch khác nhau. Tuy là phương pháp có hiệu quả cao, giúp giảm đau nhanh, nhưng nếu thực hiện sai cách có thể gây những tác dụng không mong muốn.

Để điều trị bằng châm cứu an toàn, cần lưu ý một số điểm như sau:

  • Không thực hiện châm cứu ở những vùng da bị nhiễm trùng, lở loét, vết thương hở.
  • Không châm cứu khi người bệnh quá đói, quá no hoặc vừa sử dụng rượu bia.
  • Không châm cứu cho người bệnh mắc bệnh hen suyễn, suy hô hấp cấp, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, rối loạn đông máu, bệnh nhân có thần kinh không ổn định.
  • Người bệnh nên châm cứu theo liệu trình bác sĩ đã chỉ định.
  • Sau khi châm cứu, người bệnh không nên vận động mạnh mà nên thư giãn, nghỉ ngơi.
  • Người bệnh nên chọn thực hiện châm cứu chữa viêm khớp dạng thấp ở các cơ sở y tế uy tín, có chuyên khoa đông y để đạt hiệu quả điều trị cao, tránh nguy cơ nhiễm trùng và các nguy cơ khác (chảy máu, liệt, teo cơ…) do không đảm bảo vô cùng, châm không đúng cách.
  • Châm cứu không thay thế được hoàn toàn các loại thuốc điều trị, do đó người bệnh cần sử dụng kết hợp các loại thuốc giảm đau, kháng viêm… theo chỉ định của bác sĩ.
photo-1671767611173

Không nên thực hiện châm cứu tại vị trí vết thương hở.

Mời bạn xem tiếp video:

Chuyên gia cảnh báo chế độ ăn kiêng chữa bệnh đang gây sốt| SKĐS

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button