Cây Thuốc Chữa BệnhSức Khỏe

Những bài thuốc hay từ cây mít

Trong y học cổ truyền, các bộ phận của cây mít đều có thể làm thuốc.
Trong y học cổ truyền, các bộ phận của cây mít đều có thể làm thuốc.

Giải rượu: Mít chín 30 múi, đường trắng 300g, chanh tươi 1 quả. Chọn mít dai vừa chín, múi to thịt dày, loại bỏ hạt, thái miếng vuông. Cho đường vào nồi cùng với 300ml nước, đun sôi, cho mít vào đảo đều. Cho nhỏ lửa lại chỉ để sôi lăn tăn, khi mít chín trong, nước đường hơi sánh lại là được. Để mít nguội, đem ướp lạnh. Lúc ăn, lấy mít vào cốc, vắt chanh vào nước đường còn lại, khuấy đều, tưới lên mít, ăn mát lạnh.

Chữa ăn không tiêu, rối loạn tiêu hóa do ăn thức ăn sống lạnh: Lá mít 20g sao vàng sắc với 550ml khi sôi cho nhỏ lửa còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày. Có thể phối hợp với Nam mộc hương 12g, ngày uống 2 lần, mỗi lần 30 – 50ml.

Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Lá và vỏ mít, mỗi thứ 20g sắc với 550ml khi sôi cho nhỏ lửa còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.

Chữa tưa lưỡi cho trẻ em: Lấy 30g lá mít vàng, rửa sạch, phơi cho thật khô rồi đốt cháy thành than, trộn với mật ong, bôi vào chỗ tưa lưỡi 2 lần trong ngày, sáng, tối trước khi đi ngủ.

Chữa trẻ tiểu cặn trắng: Lấy 20-30g lá già của cây mít mật, thái nhỏ, sao vàng, nấu nước uống.

Thuốc an thần: Dùng lá và vỏ mít mỗi thứ 30g, nấu với 300ml nước còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 5-7 ngày.

Mụn nhọt sưng đau: Lấy khoảng 40g lá mít tươi, rửa sạch giã nát, đắp lên mụn nhọt đang sưng, sẽ làm giảm sưng đau.

Sản phụ sau khi sinh nếu ít sữa: Dùng lá mít tươi (30-40g/ngày) nấu nước uống giúp tiết ra sữa hoặc tăng tiết sữa. Có thể lấy quả mít non gọt vỏ gai, thái lát, đem xào với thịt lợn nạc, nêm thêm gia vị, dùng ăn với cơm. Bài thuốc có tác dụng bổ tỳ, hòa can, tăng và thông sữa, thích hợp cho phụ nữ sau sinh bị ốm yếu, ăn kém, ít sữa. Mỗi liệu trình 3 -5 ngày.

Ăn không tiêu, ỉa chảy: Lá mít 20g sao vàng sắc uống, có thể phối hợp với Nam mộc hương 12g, ngày uống 2 lần, mỗi lần 30-50ml.

Chữa sưng hạch: nhựa mít, trộn thêm ít giấm, bôi nhiều lần đến tan.

Hỗ trợ điều trị hen suyễn: Dùng lá mít, lá mía, than tre với liều lượng bằng nhau, sau đó mỗi ngày sắc uống 1 thang. Chia ra 3 lần để uống.

Ăn không tiêu, rối loạn tiêu hóa do dùng thức ăn sống lạnh: 20g lá mít sắc chung với 550ml nước sôi, nấu cho tới khi còn 200ml. Chia nhau uống 2 lần trong ngày. Chỉ cần dùng 5 ngày liền sẽ nhanh hết bệnh.

Tăng cường hệ miễn dịch: Ăn mít thường xuyên sẽ bổ sung nguồn Vitamin C – tăng cường hệ miễn dịch. Nó có khả năng hỗ trợ chức năng của các tế bào máu trắng, nhờ đó chống lại những vi khuẩn gây bệnh.

Những bài thuốc hay từ cây mít 1

Lưu ý

Tuy mít rất tốt nhưng người mang những bệnh sau đây cần thận trọng khi ăn bởi nó gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh:

Bệnh gan nhiễm mỡ: Do mít chứa nhiều đường không tốt cho gan và còn dễ gây nóng trong người. Những trường hợp gan nhiễm mỡ có kèm viêm gan vừa hoặc nặng nên cẩn thận khi ăn trái cây có chứa nhiều năng lượng và khó tiêu như mít.

Bệnh tiểu đường: Người bệnh tiểu đường cần phải ăn uống theo một chế độ ăn kiêng chất đường. Trong khi đó, mít có chứa nhiều đường fructoza và đường glucoza, khi ăn vào, cơ thể hấp thu ngay, dẫn đến hàm lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng.

Người mắc bệnh suy thận mãn tính: Bệnh nhân nên tránh các loại thức ăn giàu kali như mít. Do khi bị suy thận, kali bị ứ đọng lại dẫn đến tăng kali máu, nếu quá nhiều sẽ dẫn đến tử vong do ngừng tim đột ngột.

Người bị suy nhược, sức khỏe yếu: Người có sức khỏe yếu khi ăn nhiều mít dễ bị đầy bụng, khó chịu, tim làm việc nhiều, có nguy cơ cao tăng huyết áp./.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button