Răng sữa không rụng? Nguyên nhân và cách xử lý tốt nhất

Bất kỳ đứa trẻ nào cũng đều trải qua thời kỳ mọc răng sữa, sau đó rụng răng. Răng sữa tồn tại hay rụng đi ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của răng vĩnh viễn sau này. Thời điểm răng sữa rụng cũng là sự bắt đầu phát triển của răng vĩnh viễn.
Tuy nhiên ở nhiều bé, theo quan sát của nhiều bậc phụ huynh răng sữa lại không có hiện tượng lung lay khi đến độ tuổi. Điều này khiến không ít bậc phụ huynh có những thắc mắc như nên nhổ răng sữa cho bé khi nào? nhổ răng cho trẻ sớm có sao không? Bởi lo sợ răng sữa không rụng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển răng vĩnh viễn của bé sau này. Vậy hãy cùng hệ thống nha khoa được khách hàng tin tưởng hàng đầu Việt Nam tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng răng sữa không rụng qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây ra răng sữa không rụng
Sau khi trẻ trải qua thời kỳ mọc răng sữa, trong khoảng 3 năm, toàn bộ hàm răng sữa sẽ hình thành. Sau đó đến một độ tuổi nhất định răng sữa sẽ dần rụng đi và răng vĩnh viễn trồi lên thay thế dần.
Tuy nhiên ở nhiều người, dù đã hơn 11 tuổi, thậm chí đến 20 tuổi vẫn còn răng sữa. Điều này có thể do nguyên nhân từ việc mọc răng vĩnh viễn.

Cụ thể, ở nhiều người không có mầm răng vĩnh viễn, chính vì vậy, cho đến độ tuổi mọc răng. Răng vĩnh viễn vẫn không mọc, răng sữa vẫn sẽ tồn tại. Nguyên lý của hiện tượng này, là việc răng vĩnh không mọc lên đẩy răng sữa rụng đi.
Một số trường hợp khác, răng vĩnh viễn mọc không theo phương thẳng như bình thường dẫn đến răng sữa không bị lung lay hay mất đi, dù đã đến độ tuổi thay răng. Cụ thể, răng vĩnh viễn của nhiều người có thể mọc ngầm hay thậm chí kẹt lại, vì vậy răng sữa không bị tác động. Lúc này sẽ không xảy ra hiện tượng răng sữa lung lay, chúng vẫn sẽ tồn tại.
Răng sữa không rụng có ảnh hưởng gì?
Răng sữa không rụng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng và chức năng của răng.
Răng sữa có lớp men răng yếu, vì vậy rất khó chống lại sự xâm lăng của vi khuẩn gây bệnh. Chẳng hạn như sâu răng, một loại bệnh lý răng miệng thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ. Bởi men răng của bé chưa đủ cứng cáp nên dễ bị vi khuẩn tấn công gây sâu răng.
Trong trường hợp răng sữa không rụng, sau này lớp men răng vẫn không thay đổi. Vi khuẩn sẽ có nhiều cơ hội tấn công răng miệng hơn gây ra sâu răng.
Ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai, trong trường hợp bé thay răng. Nhưng vẫn còn tồn tại răng sữa chưa rụng, việc ăn nhai sẽ gặp khó khăn hơn. Bởi răng chênh lệch khớp cắn giữa các răng, do đó lực nhai sẽ yếu hơn. Dẫn đến chức năng ăn nhai của răng bị ảnh hưởng.
Ảnh hưởng đến thẩm mỹ ngoại hình, răng sữa không rụng sẽ giữ hình dáng nhỏ đến sau này. Khi các răng bên cạnh dần thay răng vĩnh viễn, chiếc răng có hình dáng khác lạ sẽ khiến hàm răng không đồng đều. Khiến bạn tự ti khi giao tiếp và không tự tin khi bộc lộ cảm xúc.
Cách xử lý răng sữa không rụng
Để xử lý tình trạng răng sữa không rụng có hai hướng xử lý. Hướng xử lý đầu tiên đó là nhổ răng sữa. Bởi răng sữa ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển răng vĩnh viễn. Vì vậy nếu răng sữa cần phải được nhổ đúng thời điểm.
Tuy nhiên các mẹ cũng không nên quá nôn nóng. Bởi việc nhổ răng sữa cho bé cần đúng thời điểm, đúng cách, cần có sự tư vấn của bác sĩ. Mặt khác, không phải trong trường trường hợp răng sữa không rụng cũng nhổ răng.

Điều này còn tùy thuộc nguyên nhân gây ra tình trạng răng sữa không rụng. Bởi nếu răng sữa không rụng do bé không có mầm răng vĩnh viễn. Việc nhổ răng sữa hoàn toàn không có tác dụng, ngược lại còn có thể phản tác dụng.
Lý giải cho điều này, bởi răng sữa đến một thời điểm nào đó cho dù răng vĩnh viễn không xuất hiện chúng cũng sẽ tự rụng. Tuy nhiên, nếu răng sữa rụng và răng vĩnh viễn không có. Sẽ khiến hàm răng xuất hiện một vị trí bị mất răng. Điều này có rất nhiều ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của răng.
Vì vậy, các bậc phụ huynh cần đưa bé đến các cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ theo dõi, khám và đưa ra biện pháp phù hợp cho răng sữa không rụng.