Sức KhỏeSức Khỏe Tình Dục

Safe-Zone, mô hình can thiệp phòng chống HIV cho công nhân nhà máy

Việt Nam trên hành trình hướng tới duy trì bền vững ứng phó quốc gia với HIVViệt Nam trên hành trình hướng tới duy trì bền vững ứng phó quốc gia với HIV

SKĐS – Việc đưa các dịch vụ điều trị HIV vào nền tảng bảo hiểm y tế xã hội là một ví dụ điển hình cho thấy tiến bộ của Việt Nam trên hành trình hướng tới duy trì bền vững ứng phó quốc gia với HIV…

Thông tin cho biết, năm 2022, với sự hỗ trợ và chỉ đạo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung tâm LIFE thông qua dự án LADDERS đã hợp tác với một số nhà máy, thí điểm triển khai chương trình SAFE-ZONE tại TP.HCM và Đồng Nai – nơi mật độ tập trung nhà máy khu công nghiệp cao, với các hoạt động dự phòng và nâng cao sức khỏe cho công nhân của nhà máy.

Đây là sáng kiến can thiệp quan trọng của trung tâm LIFE nhằm tăng cường kết nối nhóm đối tượng rất đặc thù và đông đảo là nhóm công nhân lao động, người trẻ trong nhà máy khu công nghiệp, đến các dịch vụ và thông tin liên quan đến HIV/AIDS và STIs (nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục).

Trong những nỗ lực phòng chống HIV/AIDS của Việt Nam, việc xây dựng các chiến lược truyền thông, can thiệp nhằm nâng cao nhận thức và tăng cường cung cấp dịch vụ cho cộng đồng là một trong những ưu tiên trong Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

TS.BS Nguyễn Thị Minh Tâm – Trưởng phòng dự phòng lây nhiễm HIV, Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng và bất ngờ khi chỉ mới thí điểm ở 4 nhà máy mà SAFE-ZONE đã tiếp cận với hơn 1500 công nhân, cung cấp dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV cho 350 người, kết nối dự phòng PrEP cho hơn 60 trường hợp và chuyển gửi 11 ca vào chương trình điều trị ARV qua bảo hiểm y tế.

Đây là những con số rất khả quan, cho thấy tính hiệu quả và khả năng nhân rộng của mô hình này. Các bước triển khai rất rõ ràng, dễ đo lường và dễ áp dụng, nên bất cứ địa phương nào tập trung nhiều khu công nghiệp, nhà máy với mạng lưới các tổ chức cộng đồng (DOME/DNXH/CBO) cung cấp dịch vụ HIV/AIDS sẵn có đều có thể cân nhắc điều chỉnh, áp dụng và triển khai mô hình SAFE-ZONE”.

photo-1669963965005

TS. BS Nguyễn Thị Minh Tâm, Trưởng phòng Dự phòng lây nhiễm HIV, Cục Phòng, chống HIV/AIDS.

SAFE-ZONE đã huy động sự tham gia của đối tác nhà máy, các tổ chức cộng đồng triển khai mô hình DOME và đội ngũ công nhân viên lao động từ khâu lập kế hoạch, xây dựng chương trình, thiết kế nội dung, đến triển khai hoạt động và đánh giá hiệu quả.

Hơn nữa, nội dung truyền thông gần gũi thiết thực, bao gồm các thông điệp, kiến thức, kỹ năng liên quan đến chăm sóc sức khỏe, tình dục an toàn, và phòng tránh HIV/AIDS, được thực hiện theo phương pháp chủ động, sáng tạo và có tính tương tác cao thông qua trò chơi, hội thi, sự kiện và bài đăng trên đa dạng các kênh trực tuyến và trực tiếp’, bà Nguyễn Nguyên Như Trang – Giám đốc Trung tâm LIFE chia sẻ.

photo-1669963969640

Tọa đàm về tác động, khả năng duy trì và mở rộng của mô hình SAFE ZONE với sự tham gia của các bên liên quan…

Hội thảo SAFE-ZONE cũng là cơ hội để các đại biểu, cơ quan ban ngành, đối tác chiến lược và các bên liên quan cùng với các tổ chức cộng đồng đóng góp ý kiến xây dựng mô hình toàn diện hơn, thảo luận về khả năng nhân rộng mô hình SAFE-ZONE và xác định tầm quan trọng của việc thiết kế và triển khai các mô hình can thiệp HIV tập trung vào các nhóm ưu tiên, trong đó có nhóm công nhân nhà máy.

Việt Nam sẽ tiếp tục đi đầu trong đáp ứng với HIVViệt Nam sẽ tiếp tục đi đầu trong đáp ứng với HIV

SKĐS – Cùng hành động, Việt Nam sẽ tiếp tục đi đầu trong đáp ứng với HIV trong khu vực và có thêm nhiều kinh nghiệm để tiếp tục chia sẻ với bạn bè quốc tế, không để người dân nào bị bỏ lại phía sau trong phòng, chống HIV/AIDS…

Mời độc giả xem thêm video:

Ăn hoa quả để cả vỏ, bạn sẽ bất ngờ với 5 lợi ích sức khỏe sau.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button