Sức Khỏe

Sáng 31/12: Phòng chống dịch COVID-19 là ưu tiên hàng đầu dịp Tết, theo dõi chặt biến thể mới

Ca COVID-19 và bệnh nhân nặng giảm nhẹ

 Bộ Y tế cho biết, ngày 30/12 có 131 ca mắc COVID-19, giảm khoảng 100 ca so với ngày trước đó. Trong ngày có 2 bệnh nhân tại Tây Ninh tử vong. 

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.525.144 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.470 ca nhiễm).

Đến nay tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là : 10.611.183 ca. Trong số hơn 850 nghìn trường hợp đang theo dõi, giám sát, số bệnh nhân đang thở oxy là 35 ca, trong đó: Thở oxy qua mặt nạ: 26 ca; Thở oxy dòng cao HFNC: 2 ca; Thở máy không xâm lấn: 1 ca; Thở máy xâm lấn: 6 ca. 

Sáng 31/12: Phòng chống dịch COVID-19 là ưu tiên hàng đầu dịp Tết, theo dõi chặt sự xuất hiện biến thể mới
 - Ảnh 1.

Bộ Y tế nhấn mạnh phòng, chống dịch COVID-19 vẫn là ưu tiên hàng đầu. Các địa phương chủ động công tác giám sát các bệnh truyền nhiễm; tăng cường giám sát tại cửa khẩu, các chuyến bay, đoàn tàu, các khu dịch vụ của cảng hàng không, nhà ga, bến xe, khu vực công cộng khác và trong các cơ sở y tế

Phòng chống dịch COVID-19 là ưu tiên hàng đầu dịp Tết

Bộ Y tế dự báo tình hình dịch bệnh sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp thời gian tới, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các làn sóng dịch bệnh do biến thể mới. Giai đoạn giao mùa tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các bệnh dịch đường hô hấp, dẫn đến nguy cơ dịch chồng dịch. 

  • Bộ Y tế: Dịp Tết đi lại tăng, thời tiết thay đổi thất thường, thuận lợi cho dịch bệnh truyền nhiễm lây lan

  • Ngành y tế tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023

Thời gian tới là dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa lễ hội, nhu cầu giao thương du lịch tăng cao, cùng thời tiết chuyển mùa thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm lây lan, có thể gia tăng số mắc, nhất là với nhóm trẻ em có sức đề kháng yếu và người cao tuổi có bệnh lý nền, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.

Do đó, tại Chỉ thị về tăng cường công tác y tế dịp Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023, do Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan ký ban hành ngày 30/12 đã yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trước dịch bệnh. Các đơn vị phải tổ chức lực lượng, phương tiện ứng trực, theo dõi, giám sát diễn biến dịch và xử lý kịp thời các tình huống phát sinh. 

Bên cạnh đó, cần chăm lo, động viên vật chất, tinh thần đối với lực lượng trực chống dịch và cán bộ y tế công tác tại đơn vị.về công tác giám sát dịch bệnh dịp Tết Nguyên Đán năm 2023 để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.

Phòng, chống dịch COVID-19 vẫn là ưu tiên hàng đầu. Tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến chủng mới; tiêm vaccine theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Các đơn vị này cũng được yêu cầu chủ động công tác giám sát các bệnh truyền nhiễm; tăng cường giám sát tại cửa khẩu, các chuyến bay, đoàn tàu, các khu dịch vụ của cảng hàng không, nhà ga, bến xe, khu vực công cộng khác và trong các cơ sở y tế. Mục đích để phát hiện sớm, điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng, tử vong.

Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur được yêu cầu theo dõi, phân tích, đánh giá tình hình dịch bệnh. Chỉ đạo, hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị, địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm ca bệnh và xử lý ổ dịch kịp thời, triệt để; chủ động triển khai các biện pháp kiểm soát yếu tố nguy cơ gây dịch. Bảo đảm điều kiện cần thiết triển khai đội phản ứng nhanh và các phương tiện, thiết bị, hóa chất, vật tư y tế cần thiết để sẵn sàng hỗ trợ địa phương đáp ứng với các tình huống dịch bệnh.

Chỉ thị của Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ phải nâng cao năng lực thu dung, điều trị; rà soát cơ sở vật chất, xây dựng và triển khai phương án bảo đảm đủ nhân lực, thuốc, máu, dịch truyền, vật tư, thiết bị, oxy y tế, phương tiện cấp cứu để chủ động đáp ứng nhanh, kịp thời các tình huống điều trị người bệnh COVID-19.

Tổng số ca mắc COVID-19 trên thế giới hơn 664 triệu ca, trên 6,6 triệu ca tử vong.

Trung Quốc đã triển khai các thủ tục phê duyệt đặc biệt và cấp phép sử dụng có điều kiện cho Molnupiravir – một loại thuốc điều trị COVID-19 do hãng dược phẩm Merck & Co. bào chế.

Thông báo được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đã điều chỉnh chiến lược cơ bản trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 từ kiềm chế lây nhiễm sang điều trị y tế, đảm bảo mở cửa trở lại an toàn với việc bắt đầu từ ngày 14/12, nước này chính thức ngừng kiểm đếm số ca nhiễm không triệu chứng hằng ngày, đồng thời triển khai các mũi tiêm vaccine tăng cường thứ hai cho các nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm người già và những người mắc bệnh mãn tính. Bên cạnh đó, ngành y tế Trung Quốc cũng đẩy mạnh đảm bảo nhu cầu thuốc men và chăm sóc y tế của người dân.

Sáng 30/12: Vaccine COVID-19 vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch nhưng nhiều nơi đang tiêm thấpSáng 30/12: Vaccine COVID-19 vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch nhưng nhiều nơi đang tiêm thấp

SKĐS – Theo thống kê của Bộ Y tế, ca COVID-19 mới và bệnh nhân nặng tăng; WHO nhấn mạnh vaccine COVID-19 vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch nhưng nhiều nơi ở nước ta vẫn đang tiêm thấp hơn mức bình quân cả nước mũi 3 và tiêm cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button