Tin Tức

Top 10 Dòng sông ô nhiễm nhất trên Thế giới hiện nay

1


Hằng Hoàng

Sông Hằng, Ấn Độ

Sông Hằng là con sông nổi tiếng nhất, là biểu tượng của đất nước Ấn Độ bắt nguồn từ dãy Hymalaya. Con sông này có chiều dài 2.510km chảy theo hướng Đông Nam qua Bangladesh và chảy vào vịnh Bengal. Tổng diện tích lưu vực của sông Hằng lên đến 907.000km2, lưu vực dòng sông này là một trong những khu vực đất đai phì nhiêu và có mật độ dân cao nhất thế giới. Thế nhưng hiện nay, sông Hằng là lại là một trong những con sông bị ô nhiễm nhất trên thế giới vì rác thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt chưa qua xử lý xả ra liên lục khiến những người mộ đạo trở nên khiếp sợ chính nguồn nước ở con sông mà trước kia họ từng tôn thờ. Dọc hai bờ sông Hằng có đến hơn 400 triệu người sống và khoảng 2 triệu người tới bờ sông này làm các nghi thức tắm rửa mỗi ngày.

Ngoài ra, phong tục hỏa táng một phần thi thể rồi thả trôi trên sông cùng rác thải trực tiếp từ các bệnh viện do thiếu hệ thống lò đốt để xử lý là những nguyên nhân làm tăng sự ô nhiễm ở sông Hằng. Nước sông Hằng bây giờ không thể dùng để ăn uống, tắm giặt được mà cũng không thể dùng trong sản xuất nông nghiệp vì tỷ lệ các kim loại độc như thủy ngân, chì, crom, nickel trong nước sông khá cao. Là con sông linh thiêng nhất ở Ấn Độ, sông Hằng bắt nguồn từ Gaumukh trên dãy Himalaya. Dài 2.510 km, sông Hằng cung cấp nước cho gần nửa tỷ người, là nguồn sống của người dân Ấn Độ định cư dọc 2 bên bờ. Theo một nghiên cứu, thành phố Varanasi là nguyên nhân gây ra khoảng 25% ô nhiễm sông Hằng. Nhiều năm qua, chính phủ Ấn Độ nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp để làm sạch dòng sông thánh, song chưa ghi nhận được hiệu quả.

Tình trạng ô nhiễm ở sông Hằng
Tình trạng ô nhiễm ở sông Hằng
Sông Hằng, Ấn Độ
Sông Hằng, Ấn Độ


2


Hằng Hoàng

Sông Hoàng Hà, Trung Quốc

Nếu như ở mấy ngàn năm về trước, sông Hoàng Hà từng được là Nỗi buồn Trung Quốc vì thường xuyên gây ra các tai họa như vỡ đê, lũ lụt thì hiện tại nỗi buồn này còn não nề và nhân lên gấp bội vì dòng sông này bị ô nhiễm. Thượng nguồn của sông Hoàng Hà chảy qua thành phố Bạch Ngân, tỉnh Cam Túc. Dòng sông Dongdagou có chiều dài 38 km chảy vào sông Hoàng Hà phải hứng chịu tới hàng chục triệu tấn chất thải có kim loại nặng và trở thành nguồn ô nhiễm chính của dòng sông Hoàng Hà hiện nay. Các giáo sư tại Đại học Bắc Kinh đã công bố các mẫu xét nghiệm nước sông Hoàng Hà cho tấy hàm lượng cadmium cao hơn mức chuẩn quốc gia là 2.200 lần, hàm lượng thủy ngân cao gấp 2.000 lần. Tác hại khủng khiếp nhất của tình trạng ô nhiễm sông Hoàng Hà khiến người dân sử dụng nguồn nước của dòng sông này bị rụng răng từ người già đến trẻ nhỏ cùng nhiều dịch bệnh nguy hiểm khác.

Ngày nay, bên cạnh thiên tai, Hoàng Hà còn gieo vào lòng cư dân một nỗi buồn và nguy cơ đáng sợ hơn: Nước sông bị ô nhiễm đến mức không thể dùng để tưới tiêu; năm nào cũng tiếp nhận hơn 4 tỉ tấn nước thải sinh hoạt, tương đương 1/10 khối nước của toàn con sông. Khi công nghiệp hóa được đẩy mạnh với tốc độ chóng mặt, nước sông Hoàng Hà không còn màu vàng đặc trưng mà đổi sang đỏ, tím… Ví dụ tháng 10 – 2006, khoảng 1 km khúc sông chảy qua TP Lan Châu, tỉnh Cam Túc nhuốm màu đỏ, hôi hám vô cùng do nước thải sinh hoạt. Phần lớn nước sông Hoàng Hà chảy qua các khu công nghiệp trọng điểm là than đá và các khu dân cư lớn. Trong số 20.000 nhà máy hóa dầu toàn quốc, có đến 4.000 cái nằm ven sông Hoàng Hà. 1/3 loài cá trên con sông này đã tuyệt chủng vì các đập nước, nạn ô nhiễm và đánh bắt tràn lan.

Sông Hoàng Hà nay trở thành nỗi buồn Trung Quốc
Sông Hoàng Hà nay trở thành nỗi buồn Trung Quốc
Sông Hoàng Hà, Trung Quốc
Sông Hoàng Hà, Trung Quốc

3


Hằng Hoàng

Sông Doce, Brazil

Sông Doce được hình thành bởi ngã ba của sông Carmo và Piranga ở đông nam bang Minas Gerais. Chảy theo hướng đông bắc tới Govern Valadares, hướng đông nam tới Colatina và sau đó đi về hướng đông qua đồng bằng ven biển của bang Espírito Santo, nó đổ ra Đại Tây Dươnggần Regencia sau một khóa học của khoảng 360 dặm (580 km). Đây là tuyến đường thủy duy nhất bằng đường bộ đến nội địa Brazil từ bờ biển phía đông. Các đầm và phá ở hạ lưu Doce đã làm nảy sinh các công trình vệ sinh lớn. Phần trên của nó rất quan trọng về mặt thương mại vì sự giàu có về khoáng sản của Minas Gerais được dẫn ra qua tuyến đường sắt chạy song song với sông.


Sông Doce là một dòng sông nằm ở phía đông nam Brazil với tổng chiều dài khoảng 853 km Lưu vực sông của dòng sông này là nơi sản xuất thép lớn nhất ở châu Mỹ Latinh vì thế nguồn chất thải ra dòng sông này cũng không hề nhỏ. Năm 2015 sự sụp đổ của một đập nước thải khiến nước sông này bị ô nhiễm trầm trọng và dẫn tới một thảm họa sinh thái. Hiện nay dòng sông Doce bị ô nhiễm trên diện rộng trải dài hơn 500 km, khiến cuộc sống của các loài động, thực vật bị đe dọa, ảnh hưởng xấu tới nguồn nước uống của khoảng 250.000 người dân quanh lưu vực sông này.

Sông Doce, Brazil
Sông Doce, Brazil
Sông Doce, Brazil
Sông Doce, Brazil

4


Hằng Hoàng

Sông Citarum, Indonesia

Trong quá khứ dòng sông Citarum ở Java, Indonesia từng là một thiên đường du lịch nhiệt đới, nhưng giờ đây nó lại là một trong những dòng sông bẩn nhất trên thế giới. Dòng sông này đang ngập chìm trong các loại rac từ rác thải sinh hoạt đến các chất hóa học độc hại do các nhà máy dệt thải ra cùng với và xác động vật chết làm cho số lượng cá của dòng sông này đã giảm tới mức 60%. Khi lượng thuốc nhuộm thải ra quá cao khiến nước sống chuyển nhiều màu từ đỏ đến xanh lá, vàng hoặc đem. Sự ô nhiễm của dòng sông này là thủ phạm chính gây gia tăng các trường hợp ung thư, bệnh ngoài da, bệnh thần kinh, chậm phát triển ở trẻ em trong vùng do hơn 35 triệu người sống ở lưu vực dòng sông này vẫn phải dùng nước của nó cho mục đích sinh hoạt hàng ngày như ăn uống và tắm giặt vì thiếu nước sạch.

Trầm tích sông chất thành đống bên bờ sông Citarum. Hàng ngàn người sống trên những vùng đất hoang này. Họ gồm những người trẻ thất nghiệp, những gia đình phải di dời vì lũ lụt thường xuyên, những người nghèo khổ thu gom rác thải sống bằng cách bán rác có thể tái chế. Nhiều người bị viêm da, mẩn ngứa do tiếp xúc với rác, các vấn đề về đường ruột. Trong khi đó, trẻ em chậm phát triển, suy thận, viêm phế quản mãn tính và một tỷ lệ lớn các trường hợp có khối u. Những người dân sống gần sông lấy nước trực tiếp từ các tầng chứa nước sâu tới 150m và sau khi lọc một phần, nước này được cung cấp cho các làng lân cận. Tuy vậy, hầu hết người dân phải dựa vào nguồn nước bị ô nhiễm trực tiếp từ sông Citarum để có nước rửa và giặt giũ quần áo, thậm chí để uống và nấu ăn.

Citarum từng được mệnh danh là dòng sông bẩn nhất thế giới
Citarum từng được mệnh danh là dòng sông bẩn nhất thế giới
Sông Citarum, Indonesia
Sông Citarum, Indonesia

5


Hằng Hoàng

Sông Mississippi, Mỹ

Mississipi là con sông dài 3.782km, đây là con sông dài thứ 2 ở Mỹ, bắt nguồn từ hồ Itasca và chảy qua hai bang chính là Minnesota và Louisiana. Nguồn của sông mississipi là Hồ Itasca ở độ cao 450 mét trên mặt nước biển. Sông Mississippi dẫn nước đến hầu hết các vùng giữa dãy núi Rocky và dãy núi Appalachian, ngoại trừ các vùng được dẫn từ vịnh Hudson theo đường dẫn của Sông Đỏ, Ngũ Đại Hồ. Nó chạy xuyên qua hai bang Minnesota và được sử dụng để phân định biên giới của tám bang Wisconsin, Iowa, Illinois, Missouri, Kentucky, Arkansas, Tennessee và Mississippi thuộc Hoa Kỳ.

Nếu đo từ nguồn của sông Jefferson đến Vịnh Mexico, chiều dài của hệ thống sông Mississippi-Missouri-Jefferson là khoảng 6.275 km (3.900 dặm), tạo nên hệ thống sông dài thứ 4 trên thế giới. Hiện nay mực nước sông Mississippi giảm đến 22% chỉ trong giai đoạn 1960 – 2004 do biến đổi khí hậu từ đó gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của rất nhiều người. Ngày nay, con sông này đang dần trở nên cạn kiệt, khô cằn phá hủy sự sống ở những vùng lưu vực con sông làm cho sự đa dạng sinh học cũng dần bị phá hủy trên diện rộng, nước ngọt thiếu trầm trọng và an ninh lương thực bị đe dọa.

Sông Mississippi đang trở nên cạn kiệt, khô cằn, ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người
Sông Mississippi đang trở nên cạn kiệt, khô cằn, ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người
Sông Mississippi, Mỹ
Sông Mississippi, Mỹ

6


Hằng Hoàng

Sông Sarno, Italy

Dòng sông Sarno chảy qua vùng Pompeii và tới phía Nam của vịnh Naples ở Italy. Con sông này nổi tiếng thế giới vì mức độ ô nhiễm nhất ở khu vực châu Âu lượng rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp trực tiếp đổ vào dòng sông này ngày càng tăng lên. Hậu quả nghiêm trọng từ việc ô nhiễm là dòng sông Sarno không chỉ làm ô nhiễm những nơi nó chảy qua mà khiến vùng biển mà nó đổ vào gần khu vực vịnh Naples cũng bị ô nhiễm theo.

Đây là con sông ô nhiễm nhất ở châu Âu, dài khoảng 24 km. Nguyên nhân khiến Sarno biến thành một dòng sông hôi thối là do thiếu hệ thống thoát nước và phải hứng chịu việc xả thải từ các nhà máy. Rác thải sinh hoạt đổ trực tiếp ra sông cũng là nguyên nhân chính khiến chất lượng nước ngày một đi xuống. Trong năm 2017, chất lượng nước tại 10/16 điểm được theo dõi ở con sông này đã giảm xuống dưới mức tiêu chuẩn.

Sông Sarno, Italy là một trong những dòng sông được xếp vào hạng ô nhiễm nghiêm trọng
Sông Sarno, Italy là một trong những dòng sông được xếp vào hạng ô nhiễm nghiêm trọng
Sông Sarno, Italy
Sông Sarno, Italy

7


Hằng Hoàng

Sông Marilao, Philippines

Sông Marilao nằm ở vùng ngoại ô tỉnh Bulacan ở Philippines đang bị ô nhiễm nặng nề với đủ loại rác thải sinh hoạt hàng ngày. Hơn nữa nơi đây còn là nơi lưu thông các loại hàng hóa cho khu vực thuộc da, tinh chế kim loại, đúc chì nên nguồn nước của sông Marilao có chứa rất nhiều loại hóa chất độc hại cho sức khỏe con người tiêu biểu như đồng, thạch tín. Sự ô nhiễm khiến dân cư ở lưu vực sông này gặp nhiều vấn đề sức khỏe, ngành đánh bắt hải sản tại vịnh Manila gặp nhiều khó khăn hơn. Mặc dù chính quyền địa phương đã đưa ra những biện pháp can thiệp trước nguy cơ dòng sông này bị xóa sổ nhưng hàng ngày, hàng giờ nơi đây vẫn phải hứng chịu đủ loại rác thải của các hộ dân ven sông các khu chế xuất.

Năm 2007, Marilao cùng với Meycauayan láng giềng, chia sẻ một vị trí trong danh sách 30 nơi ô nhiễm nhất thế giới ở các nước đang phát triển do một viện tư nhân có trụ sở tại New York đưa ra. Trong báo cáo của mình, “Những nơi bị ô nhiễm tồi tệ nhất thế giới” năm 2007, Viện thợ rèn cho biết: “Chất thải công nghiệp được đổ bừa bãi vào hệ thống sông Meycauayan, Marilao và Obando, một nguồn cung cấp nước uống và nước nông nghiệp cho 250.000 người sống ở và xung quanh” khu vực Meycauayan-Marilao. Marilao cũng nổi tiếng với lũ lụt thường xuyên trong mùa gió chướng. Đặc biệt, một đoạn của Xa lộ MacArthur gần SM City Marilao rất dễ xảy ra lũ lụt.

Sông Marilao vẫn hàng ngày hàng giờ hứng chịu rác thải của các hộ dân ven sông
Sông Marilao vẫn hàng ngày hàng giờ hứng chịu rác thải của các hộ dân ven sông
Sông Marilao, Philippines
Sông Marilao, Philippines

8


Hằng Hoàng

Sông Buriganga, Bangladesh

Sông Buriganga chảy qua thủ đô Dhaka của Bangladesh. Mức ô nhiễm của dòng sông Buriganga ở mức rất cao do các loại hóa chất từ các nhà máy ximăng, xà phòng, nhuộm, da và giấy bị thải ra tới tới 22.000m3 vào sông Buriganga mỗi ngày. Đa phần các loại hóa chất xét nghiệm thấy có trong nước sông này đều thuộc nhóm 12 chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) và rất độc hại đối với con người, chúng có thể thâm nhập vào cơ thể thông qua các loại thực phẩm, đồ uống hàng ngày và dần dần phá hủy các bộ phận của cơ thể.

Trong quá khứ xa xôi, một dòng chảy của sông Hằng từng đến Vịnh Bengal qua sông Dhaleshwari. Vào thế kỷ 20, mực nước ngầm và sông bị ô nhiễm bởi polythenes và các chất độc hại khác từ các tòa nhà bị phá dỡ gần bờ sông. Dòng chảy của Padma, với tư cách là dòng chảy chính của sông Hằng được biết đến ở Bangladesh, đã thay đổi đáng kể trong giai đoạn 1600 đến 2000 sau Công nguyên. Rất khó để theo dõi chính xác các kênh khác nhau mà nó chảy qua, nhưng khả năng là nó chảy qua Rampur Boalia, qua Chalan Beel, sông Dhaleshwari và Buriganga, qua Dhaka vào cửa sông Meghna. Vào thế kỷ 18, dòng hạ lưu của sông chảy xa hơn về phía nam. Khoảng giữa thế kỷ 19, lượng chính của kênh chảy qua kênh phía nam này, được gọi là Kirtinasa. Dần dần Padma đã áp dụng khóa học hiện tại của nó.

Ô nhiễm tại sông Buriganga
Ô nhiễm tại sông Buriganga
Sông Buriganga, Bangladesh
Sông Buriganga, Bangladesh

9


Hằng Hoàng

Sông Cuyahoga, Mỹ

Sông Cuyahoga là một con sông ở vùng đông bắc của tiểu bang Ohio, Hoa Kỳ. Ở ngoài Ohio, nó nổi tiếng vì là “con sông bị cháy” – thực sự nó bị cháy hơn một lần, dẫn đến phong trào bảo vệ môi trường vào cuối thập niên 1960. Sông này chảy từ Xã Hambden, Quận Geauga, Ohio xuống Cuyahoga Falls, một đoạn dài 160 km. Ở đây, nó uốn khúc đột ngột về phía bắc và chảy qua Vườn quốc gia Thung lũng Cuyahoga. Sau đó, nó chảy qua Cleveland vào hồ Erie. Sông có lưu vực rộng 2.105 km² bao trùm sáu quận. Xuôi dòng sông Cuyahoga bị thay đổi nhiều lần. Mới đầu sông gặp hồ Erie cách cửa sông ngày nay vào khoảng 1,2 km về phía tây, chảy vào đầm lầy nông. Cửa sông ngày nay do con người xây và nằm ngay về phía tây của trung tâm thương mại Cleveland, để cho tàu biển có thể chở hàng hóa giữa sông và hồ dễ dàng.


Sông Cuyahoga là một trong những sông bị ô nhiễm nặng nhất ở Mỹ, đây là nơi xả thải trực tiếp của Công ty lọc dầu nâu. Dòng sông này có chiều dài khoảng 160 km diện tích lưu vực khoảng 2.100 km2, trên bề mặt sông luôn có một lớp dầu nhờn màu nâu bao phủ. Không chỉ vậy trên mặt nước còn có một lớp dầu đen dày vài inch và khá nặng nổi thành váng, ẩn trong các lớp váng đó là những mảnh vỡ và rác cuốn vào, tất cả tạo thành một mớ nổi hỗn độn. Nồng độ oxy trong nước gần như bằng 0 nên không có bất cứ loài sinh vật nào tồn tại ở dòng sông này ngoài tảo Oscillatoria. Màu sắc phổ biến của nước sông này thay đổi từ xám đến nâu, vận tốc dòng chảy ở sông gần như bằng không.

Sông Cuyahoga ô nhiễm tới mức có thể tự cháy
Sông Cuyahoga ô nhiễm tới mức có thể tự cháy
Sông Cuyahoga, Mỹ
Sông Cuyahoga, Mỹ

10


Hằng Hoàng

Sông Matanza Riachuelo, Argentina


lưu vực sông Matanza Riachuelo có khoảng 3,5 triệu cư dân đang sinh sống. Ngày
nay, rác thải đã xâm chiếm hết lòng sông và biến con sông này trở thành con lạch
đen ngòm và bốc mùi hôi thối. Vào năm 1993 một dự án làm sạch dòng sông này với
tổng trị giá lên đến 250 triệu USD đã được phê duyệt, nhưng thực tế mới chỉ có
1 triệu USD được sử dụng để giải quyết mức độ ô nhiễm của con sông này (Thông
tin từ tờ báo Página/12 của Argentina). Từ nguồn của nó xuống đến Cầu La Noria trên Avenida General Paz, con sông thường được gọi là Río La Matanzavà từ thời điểm đó trở đi như Riachuelo. Khoảng 3,5 triệu người sống trong lưu vực thoát nước trên 2.240 km2.

Chính của Matanza các nhánh sông là các suối Cañuelas, Chacón và Morales ở Tỉnh Buenos Aires và suối Cildáñe trong Greater Buenos Aires khu vực thành thị. Matanza nhận được một lượng lớn chất thải công nghiệp từ nhiều nhà máy dọc theo sông, đặc biệt là các xưởng thuộc da, khiến Matanza trở thành một dòng sông ô nhiễm. Trong số các chất gây ô nhiễm nguy hiểm nhất là kim loại nặng và nước thải từ các lớp bão hòa của lưu vực. Một chủ đề chính trị gây tranh cãi ít nhất là kể từ thời kỳ 1862 – 1868 của chính quyền Tổng thống Bartolomé Mitre,[6] hoàn cảnh của Riachuelo đã thu hút sự chú ý của các nhân vật công chúng khác, đặc biệt là nghệ sĩ và Hòa bình Xanh nhà hoạt động Nicolás García Uriburu, người đã nhuộm màu xanh cho đường thủy vào năm 1970 và Ngày nước thế giới để thu hút sự chú ý vào vấn đề.

Sông Matanza Riachuelo là một trong 10 dòng sông ô nhiễm nhất thế giới
Sông Matanza Riachuelo là một trong 10 dòng sông ô nhiễm nhất thế giới
Sông Matanza Riachuelo, Argentina
Sông Matanza Riachuelo, Argentina

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button