Dịch Vụ

TOP Vật Liệu Chống Thấm Mái Bê Tông Tốt Nhất Hiện Nay

Có thể thấy, hầu hết các nguyên nhân gây thấm mái đều là do quá trình thi công đã không chú trọng đến chống thấm, cũng như việc chọn lựa chất liệu xây dựng không đủ chất lượng.

Lúc này giải pháp tốt nhất là bạn nên sử dụng các loại sơn chống thấm mái nhà chất lượng để có thể nâng cao tuổi thọ, hạn chế tối đa tình trạng thấm mái xuất hiện.

Nguyên nhân gây thấm mái nhà bị thấm dột

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện được mái nhà bị thấm dột, ẩm mốc hay thậm chí nứt nẻ, ứ đọng nước. Nắm rõ được nguyên nhân sẽ giúp bạn tìm kiếm các giải pháp để phòng chống hoặc khắc phục hiệu quả hơn.

  • Mái nhà là nơi chịu tác động trực tiếp và nhiều nhất của thời tiết, hứng chịu đủ các tác động mưa nắng, nhiệt độ thay đổi, độ ẩm… vì thế mái là nơi dễ dàng xảy ra hiện tượng thấm dột, ẩm mốc nhất.
  • Việc không được chống thấm hoặc làm sơ sài, sử dụng các vật liệu hoặc phương pháp thi công kém chất lượng, khả năng đàn hồi kém… cũng dẫn đến tình trạng thấm dột mái nhà.
  • Những chỗ bắt vít mái tôn không được bịt kín bằng keo hoặc các chất liệu chuyên dụng thì tác động nhiệt sẽ dẫn đến hở, làm nước lọt qua, lâu dần gây thấm mái.
  • Lúc thi công sử dụng chống thấm phương pháp màng khò nếu dán màng khò không khít mép hoặc do màng khò kém chất lượng bị co giãn, nước sẽ dễ thấm vào bên trong lớp sàn mái, gây thấm mái.
  • Lúc thi công mái nếu không kiểm tra kỹ độ ẩm của sàn mái trước khi lợp mái sẽ làm nước bị ứ đọng bên trong ngay từ khi xây dựng cũng làm hiện tượng thấm mái xuất hiện nhanh chóng.
  • Do bảo dưỡng kém, hoặc không sử dụng phụ gia có độ co giãn cho bê tông, hồ vữa. Vì thế theo tác động của môi trường, khả năng co giãn kém dẫn đến các vết nứt lớn trên bề mặt, tạo điều kiện khiến nước dễ dàng thấm vào.
  • Bên cạnh đó, những nguyên nhân khác có thể gây ra hiện tượng thấm mái là do hệ thống thoát nước ở mái kém, không vệ sinh mái và đường ống nước khiến nước bị ứ đọng lâu ngày.

Vật liệu chống thấm mái bê tông triệt để

1. Keo chống thấm mái bê tông chuyên dụng

Đối với các bề mặt bê tông sàn mái nhà bị nứt, chúng ta cần dùng keo chuyên dụng, Loại keo được sử dụng phổ biến nhất TX-911 có cấu tạo từ PU và Bitum.

Dùng keo bơm trực tiếp vào để trám vết nứt. Sau khi xử lý xong, chúng ta mới cần đến vật liệu chống thấm toàn diện.

Keo chống thấm chuyên dụng có khả năng đàn hồi cao. Nhờ đó, chúng có thể dùng trám bít vết nứt trong thời gian dài. Dưới tác động của thời tiết nóng, lạnh thì chúng có thể giãn nở thay đổi cho thích hợp. Như vậy, sàn mái bê tông sẽ không lo bị rạn nứt, thấm dột vào ngày nắng nóng hay mưa nhiều.

 

2. Chống thấm mái bệ tông bằng nhựa đường triệt để

Là vật liệu được đun nóng chảy với khả năng thẩm thấu, kết dính cực tốt. Nhựa đường có thể tạo lớp màng dày dặn, ngăn nước triệt để. Thời điểm lý tưởng nhất để chúng ta quét nhựa đường là sau khi dùng keo bít hết vết nứt. Như vậy, chúng ta đã tạo ra 1 lớp chống thấm mái bê tông bị nứt dày dặn. Do đó, mọi vấn đề liên quan đến nước mưa không làm khó được sàn sân thượng. Trong số các phương pháp thi công, đây là gợi ý đáng cân nhắc nhất.

Nhựa đường với khả năng ngăn nước tuyệt đối, kết cấu lớp màng dày dặn cùng tính đàn hồi ưu việt hoàn toàn đáp ứng yêu cầu thi công. Với cách này, chúng ta có thể an tâm vì tuổi thọ kéo dài lên đến hàng chục năm. Phương án này thường dùng cho các công trình chịu tác động thấm dột nghiêm trọng.

Bên cạnh nhựa đường, phương pháp dán màng khò nóng dày 3mm cũng là lựa chọn thay thế hoàn hảo cho chống thấm sàn bê tông. Vì màng gốc bitum có độ đàn hồi, chịu nhiệt tốt, có độ co giãn nên phù hợp với vị trí sàn mái hơn cả.

Màng Bitumex BP 300 – Màng chống thấm khò nóng dày 3mm

Dùng hóa chất hoặc sơn chống thấm chỉ được dăm ba năm là phải chống thấm lại vì rạn nứt bê tông trên mái, đặc biệt là hiện tượng gãy mái, rất phổ biến.

Một chú ý nho nhỏ nhưng cực kỳ quan trọng đó là: Các cổ ống thoát sàn hay hộp kỹ thuật thì phải chống thấm bằng vữa grout không co ngót, sau đó có thể bơm keo Epoxy quanh miệng ống, trên cùng là màng thì yên tâm tuyệt đối.

3. Vật liệu chống thấm mái nhà Flinkote

Flinkote được xem là chìa khóa cho không ít giải pháp thi công chống thấm mái bê tông bị nứt. Là chất liệu sử dụng trực tiếp, nó giúp cho thợ tiết kiệm đáng kể công sức, thời gian.

Hiệu quả chống thấm mái nhà của Flinkote đã được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Do đó, không có lý do gì e ngại khi bạn quyết định chọn dùng giải pháp này.

 

4. Chống thấm mái bê tông bị nứt bằng Sika

 

Cũng như nhựa đường hay Flinkote, chúng ta dùng sika chống thấm mái bê tông bị nứt sau khi các vết nứt nẻ đã được trám. Được xem là một trong những chất liệu phổ thông nhất, Sika có thể mang đến lớp màng ngăn nước vượt trội cho toàn bộ bề mặt sàn mái nhà.

Là hóa chất dạng lỏng, thẩm thấu tốt. Thi công bằng vật liệu chống thấm sân thượng bằng Sika tương đối dễ dàng. Bên cạnh đó, hiệu quả cao có thể kéo dài hàng chục năm. Công trình của bạn hoàn toàn không còn phải lo đối mặt với vấn đề thấm dột.

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ BẢO TRÌ F24

  • Văn phòng chính: Số 10 đường 59, Khu phố 3, Phường Bình Trưng Đông, Quận 2, TP HCM
  • Địa điểm giao dịch: 236G/19 Tam Bình, Phường Tam Phú, Quận Thủ Đức, TP HCM
  • Mã số thuế: 0315618907

TOP từ khóa tìm kiếm

  • chống thấm dột

  • chống thấm nhà vệ sinh

  • chống thấm sân thượng

  • vật liệu chống thấm

  • sơn chống thấm ngoài trời

  • dịch vụ chống thấm

  • chống thấm sàn mái

  • chống thấm cổ ống

  • thi công chống thấm

  • chống thấm sàn

  • chống thấm intoc

  • chống thấm mái

  • bitum chống thấm

0/5 (0 Reviews)
Back to top button