Bạn Có BiếtSức Khỏe

Ý nghĩa các chỉ số siêu âm thai mẹ bầu không thể bỏ qua

Siêu âm thai là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh y khoa phổ biến rộng rãi, được thực hiện đều đặn vào các mốc thời điểm quan trọng trong thai kỳ. Khá nhiều mẹ bầu không hiểu hết ý nghĩa của các chỉ số siêu âm thai. Bài viết sau đây, Top10city.com sẽ mang đến những thông tin quan trọng giúp các mẹ bầu có thể đọc hiểu cơ bản được kết quả siêu âm thai của mình.

1. Ý nghĩa các chỉ số siêu âm thai cơ bản

Ngay từ khi phát hiện mang thai, mẹ bầu cần tìm hiểu về các chỉ số siêu âm thai cơ bản để tự mình cũng có thể theo dõi và đánh giá được mức độ phát triển của thai nhi:

  • TT(+): tim thai nghe thấy.
  • TT(-): tim thai không nghe thấy.
  • Para 0000: người phụ nữ chưa sinh lần nào (con so)
  • CRL: Rown rump length (chiều dài từ đầu mông)
  • BPD: Biparietal diameter (đường kính lưỡng đỉnh)
  • TTD: Đường kính ngang bụng
  • APTD: Đường kính trước và sau bụng
  • AC: Abdominal circumference (chu vi vòng bụng)
  • FL: Femur length (chiều dài xương đùi)
  • GS: Gestational sac diameter (đường kính túi thai)
  • HC : head circumference (chu vi đầu)
  • AF : amniotic fluid (nước ối)
  • AFI : amniotic fluid index (chỉ số nước ối)
  • OFD : occipital frontal diameter (đường kính xương chẩm)
  • BD : binocular distance (khoảng cách hai mắt)
  • CER : cerebellum diameter (đường kính tiểu não)
  • THD : thoracic diameter (đường kính ngực)
  • TAD : transverse abdominal diameter (đường kính cơ hoành)
  • APAD : anteroposterior abdominal diameter (đường kính bụng từ trước tới sau)
  • FTA : fetal trunk cross-sectional area (tiết diện ngang thân thai)
  • HUM : humerus length (chiều dài xương cánh tay)
  • Ulna : ulna length (chiều dài xương khuỷu tay)
  • Tibia : tibia length (chiều dài xương ống chân)
  • Radius: Chiều dài xương quay
  • Fibular: Chiều dài xương mác
  • EFW : estimated fetal weight (khối lượng thai ước đoán)
  • GA : gestational age (tuổi thai)
  • EDD : estimated date of delivery (ngày sinh ước đoán)
Siêu âm thai là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cần thiết trong thai kỳ

Vào những tuần cuối thai kỳ, mẹ bầu cũng nên tìm hiểu thêm về thuật ngữ chỉ vị trí nằm của thai nhi trong tử cung:

  • Ngôi mông: mông em bé ở dưới.
  • Ngôi đầu: em bé ở vị trí bình thường (đầu ở dưới).
  • CCPT: Xương chẩm xoay bên phải, đưa ra đằng trước.
  • CCTT: Xương chẩm xoay bên trái, đưa ra đằng trước.
  • CCPS: Xương chẩm xoay bên phải đưa ra đằng sau.
  • CCTS: Xương chẩm xoay bên trái đưa ra đằng sau.

2. Bảng các chỉ số siêu âm thai theo tuần tuổi

Chỉ số siêu âm thai từ tuần 4 đến tuần 20

Thực tế, từ tuần thứ 6 trở đi các chỉ số siêu âm thai mới có độ chính xác nhất định. Trước đó, phôi thai chưa được hình thành nên chỉ có thể đo được đường kính túi ối.

Bảng chỉ số siêu âm thai từ tuần 4 – 20

Chỉ số siêu âm thai từ tuần 21 đến tuần 40

Giai đoạn này thai nhi phát triển và hoàn thiện một cách nhanh chóng. Siêu âm thai sẽ đo được các chỉ số phát triển tương đối chính xác và đầy đủ

Bảng chỉ số siêu âm thai tuần 21 – 40

3. Các mốc siêu âm thai quan trọng mẹ bầu không thể bỏ qua

Việc siêu âm thai là rất quan trọng và cần thiết trong suốt thai kỳ. Các mẹ bầu cần nắm được những mốc siêu âm thai quan trọng để nắm được sự phát triển của thai nhi và kịp thời phát hiện bất thường trong quá trình mang thai. Như vậy, bác sĩ sẽ kịp thời can thiệp và đưa ra những chỉ định phù hợp cho sản phụ. Sau đây là 3 mốc siêu âm thai quan trọng trong thai kỳ:

Mốc siêu âm thai tuần 11 – 13

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, từ tuần thứ 11 đến tuần thứ 13 tuần 6 ngày, siêu âm dị tật thai nhi trong thời điểm này có ý nghĩa hết sức quan trọng:

  • Cung cấp các thông tin cơ bản của thai nhi: Khẳng định thai nhi còn sống hay không? Xem thai nhi đã ở đúng vị trí chưa? Có bao nhiêu thai? Tính tuổi thai chính xác dựa vào chiều dài đầu mông.
  • Siêu âm thai trong thời gian này là thời điểm vàng để phát hiện một số các bất thường thai nhi nếu có, thời điểm đo khoảng sáng sau gáy nhằm dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể (những bất thường này có thể là: bệnh Down, dị dạng tim, …).
Hình ảnh siêu âm thai nhi 12 tuần tuổi

Ngoài ra siêu âm dị tật thai nhi trong thời gian này còn giúp phát hiện một số dị tật thai nhi khác như:

  • Các dị tật thần kinh như: Thai vô sọ, không phân chia não trước, tật nứt đốt sống ( biểu hiện dưới các dạng nứt đốt sống ẩn, thoát vị màng não, thoát vị màng não-màng tủy)…
  • Các bất thường ở hàm mặt, môi, mắt: Khe hở vòm miệng, khe hở môi-hàm ếch…
  • Các dị tật tim và lồng ngực như: Tứ chứng fallot, đảo gốc động mạch, thiểu sản thất trái, các thoát vị ở lồng ngực…
  • Các dị tật ở bụng như: thoát vị rốn…
  • Các dị tật ở xương, chân tay như: loạn sản xương, thiểu sản xương, tạo xương bất toàn, bất sản sụn, các khiếm khuyết về số lượng các chi…

Mốc siêu âm thai tuần 18 – 22

Vào lúc 18-22 tuần là lúc lượng nước ối có nhiều, thai đã khá lớn và di động rất tốt trong buồng tử cung, giúp cho việc quan sát thai khá tốt ở nhiều góc độ khác nhau, nên dễ dàng phát hiện các bất thường về hình thể thai.

  • Thai nhi sẽ được siêu âm 4D kiểm tra chi tiết các bộ phận trên cơ thể của thai nhi:
  • Kiểm tra tứ chi về độ dài và số lượng xem có gì bất thường, có đầy đủ hay thiếu ngón chân ngón tay nào không.
  • Khảo sát các dị tật về não bộ và cột sống.
  • Tình trạng của các cơ quan nội tạng khác như tim, phổi, dạ dày… đánh giá dị tật tim thai, dịch bất thường trong khoang màng phổi, trong ổ bụng…
  • Đánh giá dị tật ở gương mặt của thai nhi xem có bị sứt môi, hở hàm ếch, có đầy đủ hai tai hay không…
  • Cuối cùng là xem có sự bất thường nào về bánh nhau, nước ối không, xem bánh nhau có bám chắc không, diện tích nhau bám có lớn không, nước ối có nhiều quá hay bị thiếu không.
Ở mốc 22 tuần, thai nhi đã có gương mặt tương đối hoàn chỉnh

Mốc siêu âm thai tuần 30 – 32

Lần siêu âm thứ ba vào lúc thai nhi được 30-32 tuần nhằm đánh giá sự phát triển thai, và phát hiện các dị tật xuất hiện muộn. Thai phát triển bình thường hay thai nhỏ hoặc lớn hơn bình thường được xác định ở lần siêu âm này.

Bên cạnh việc siêu âm hình thái các cơ quan bộ phận như lần siêu âm mốc 18-22 tuần, lần siêu âm này còn phát hiện các dị tật xuất hiện muộn như nhẵn não, tắc ruột… Vị trí bánh nhau lúc này cũng sẽ được chẩn đoán chắc chắn hơn, xác định rau có bám thấp, che lấp đường ra của thai nhi hay không.

Siêu âm trước khi sinh

Vào thời điểm trước khi sinh con, mẹ bầu sẽ được chỉ định siêu âm thêm 1 lần nữa. Lúc này, hình ảnh siêu âm sẽ cho biết được lượng nước ối, ngôi thai, vị trí bánh rau, cân nặng thai nhi,… Những chỉ số này rất quan trọng, giúp bác sĩ đánh giá được khả năng sinh thường hay sinh mổ của thai phụ. Bác sĩ cũng sẽ dựa trên những chỉ số ở lần siêu âm trước sinh này để chuẩn bị tốt nhất cho ca sinh nở của sản phụ.

Ngoài các mốc siêu âm thai quan trọng kể trên, mẹ bầu hoàn toàn có thể đi siêu âm định kỳ 1 – 2 tháng/lần. Tùy vào thể trạng và điều kiện của mẹ bầu mà số lần siêu âm thai sẽ nhiều – ít khác nhau. Đặc biệt vào những tuần cuối của thai kỳ, các mẹ bầu cần theo dõi cử động thai, hãy đi khám, siêu âm ngay khi mẹ bầu cảm thấy bất thường, thai đạp quá ít hoặc quá nhiều.

0/5 (0 Reviews)
Back to top button