Cây Thuốc Chữa BệnhSức Khỏe

Những bài thuốc quý từ cây dạ cẩm

Dạ cẩm là vị thuốc quan trọng trong y học cổ truyền Việt Nam.
Dạ cẩm là vị thuốc quan trọng trong y học cổ truyền Việt Nam.

Chữa viêm loét miệng: Chọn những lá dạ cẩm còn tươi non và rửa thật sạch, để đảm bảo tốt nhất trước đó có thể ngâm qua với muối loãng. Cho lá dạ cẩm vào ấm cùng 1,5 lít nước, đun sôi trên lửa lớn. Đun trong 15 phút bắt đầu tính từ khi sôi rồi chắt nước nước ra và uống thay trà hằng ngày.

Kiên trì sử dụng trong 1 tuần thì cơ thể sẽ thanh nhiệt, giải độc, lúc này những vết loét miệng cũng sẽ liền lại.

Hoặc chuẩn bị khoảng 200 – 300g mỗi loại thảo dược dạ cẩm và cam thảo bắc đã được sấy khô, đem tán thành bột mịn. Trộn đều hai loại bột dạ cẩm và cam thảo này với nhau. Trong trường hợp bị loét miệng dùng 25g bột đã được hòa hãm cùng 250ml nước ấm. Ngày dùng 2 – 3 lần để thấy hiệu quả tốt nhất từ bài thuốc.

Chữa dạ dày: Chuẩn bị khoảng 25g lá dạ cẩm, chọn những lá non, càng non càng tốt và rửa lại thật sạch. Cho lá thuốc vào trong ấm và sắc cùng 1 lít nước. Đến khi nước còn khoảng ½ thì chắt ra và chia thành 2 – 3 lần để uống trong ngày.

Chữa bệnh về dạ dày: Tán bột dạ cẩm và bột cây cam thảo và trộn lại với nhau. Mỗi ngày trước khi ăn khoảng 30 phút thì uống một cốc gồm 25ml bột cùng 200ml nước ấm. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần để có hiệu quả tốt nhất.

Hoặc làm cao dạ cẩm chuyên biệt để chữa bệnh lý về dạ dày. Chuẩn bị 5kg lá dạ cẩm, 1 lít mật ong nguyên chất và 2kg đường phèn.

Cho lá thuốc đã được rửa sạch vào trong nồi cùng nước để đun trong nhiều giờ, cho đến khi cô cạn lại thành dạng lỏng. Cho đường phèn vào nồi và khuấy đều rồi cho tiếp mật ong vào đảo cùng. Cuối cùng chắt lấy phần nước sền sệt thu được vào khay chờ nguội. Đó chính là cao đặc từ dạ cẩm tươi.

Ngày uống từ 2 – 3 lần trước khi ăn các bữa chính. Dùng 20ml dạ cẩm hòa cùng 200ml nước ấm 80 độ C. Uống từ từ để thuốc đi vào cơ thể và lắng đọng.

Kiên trì sử dụng từ 3 tháng trở lên bạn sẽ thấy những thay đổi bất ngờ về tình trạng sức khỏe của mình.

Thuốc đắp liền miệng vết thương: Chuẩn bị lá dạ cẩm tươi, rửa sạch và ngâm cùng nước muối loãng, loại bỏ vi khuẩn. Cho lá vào cối và giã nát. Sau đó đắp cả phần bã và phần nước cốt vào vết thương. Đợi trong 15- 20 phút để lá khô lại thì bỏ đi.

Mỗi ngày đắp từ 2 – 3 lần và kiên trì trong 5 – 7 ngày. Tùy tình trạng vết thương mà thời gian kéo da non và hồi phục sẽ nhanh hơn.

Trị đau dạ dày, loét dạ dày, hành tá tràng, lỵ: Dùng bình vôi, dạ cẩm, khổ sâm cho lá, xa tiền tử, cân mỗi vị 12g. Sắc chung lấy nước uống, duy trì uống liên tục mỗi ngày một thang.

Chữa loét dạ dày, ợ chua: Lấy khoảng 20 – 40g dạ cẩm, rửa sạch rồi bắc bếp sắc lấy nước uống lúc bị đau, trước bữa ăn. Sau đó sắc đến đặc thành cao bỏ hũ thủy tinh đậy nắp cất tủ sử dụng dần, hoặc cũng có thể tán thành bột mịn, mỗi lần dùng pha với nước nóng rồi uống.

Chữa viêm lưỡi, loét lưỡi họng: Dùng bột dạ cẩm 200g, bột cam thảo 30g đem trộn đều. Khi uống pha 30g hỗn hợp với nước sôi để uống, mỗi ngày uống 3 lần.

Hoặc sắc dạ cẩm để lấy nước, sau đó cho mật ong vào để cô thành cao lỏng. Dùng cao lỏng này bôi lên vết lở hằng ngày.

Lưu ý:

Nên sử dụng cây dạ cẩm với một lượng vừa đủ, không nên lạm dụng quá nhiều có thể gây ra tác dụng ngược lại.

Những đối tượng như phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú khi dùng cần được sự chỉ định và kiểm tra của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến thai nhi và sữa mẹ.

Người dùng khi thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào như buồn nôn, chóng mặt, dị ứng,… thì nên dừng sử dụng và đến cơ sở thăm khám Đông y để kiểm tra sức khỏe.

Những trường hợp sử dụng cây dạ cẩm để giã lấy nước cốt, đắp ngoài da cần ngâm muối loãng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn bám trên lá./.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button